Sự góp mặt của các “siêu cường bậc trung”

Sự góp mặt của các “siêu cường bậc trung”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
0
Hàn Quốc, Úc, Indonesia và các quốc gia khác nên nhắc nhở “những cậu bé to lớn” tại G20 về lợi ích của chủ nghĩa tự do.

Giống như những gì mà Hội nghị thượng đỉnh G-20 bộc lộ trong tuần qua tại Cannes (Pháp), việc tạo nên chính sách kinh tế toàn cầu có lẽ chỉ nhằm bảo vệ những nước lớn. Vấn đề đang gây áp lực là cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, một trong những khối liên minh kinh tế lớn nhất trên thế giới và là ngôi nhà đối với một đồng tiền mạnh. Châu Âu đang hướng tới kêu gọi sự giúp đỡ từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và rõ ràng là một quyền lực đang trỗi dậy.

Tuy nhiên, nhóm G-20 đã có nhiều hơn một thành viên cảm thấy khó chịu về điều này. Động lực ban đầu của nhóm là rất nhiều các nền kinh tế lớn trên thế giới cần quan tâm chung sức thảo luận các chính sách chứ không chỉ là một vài bên tham gia. Để đảm bảo đúng điều này, các thành viên của G-20 như Hàn Quốc cần phải có một vai trò tiềm năng quan trọng, nếu như Seoul và các thủ đô khác lựa chọn làm như vậy.

Xã hội - Sự góp mặt của các “siêu cường bậc trung”

Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2011 mang lại điều gì mới cho cuộc khủng hoảng tài chính đang hoành hành tại châu Âu?

Việc đảm bảo sự ổn định tài chính toàn cầu là một cuộc đấu tranh mà G-20 đang phải đối mặt để sắp xếp lại tương lai của hệ thống kinh tế thế giới. Các nền kinh tế lớn mới nổi dường như kiên quyết sử dụng những giai đoạn khó khăn của vấn đề tài chính toàn cầu như một cơ hội để thay đổi những nguyên tắc đa phương.

Quay trở lại vấn đề đầu tư vào quỹ cứu trợ tài chính châu Âu, Trung Quốc đang cố gắng giành được những sự nhượng bộ mang tính chính trị từ châu Âu về các vấn đề thương mại. Chẳng hạn, như việc thừa nhận Trung Quốc như một nền kinh tế thị trường và việc hợp tác của châu Âu trong việc giảm bớt những áp lực về tự do thương mại và quy tắc tài chính để thúc ép họ chạy theo sự phát triển của nền kinh tế phương Tây.

Các siêu cường kinh tế như Mỹ và châu Âu thực sự lo lắng về chủ nghĩa trọng thương đang gia tăng trong các nền kinh tế lớn mới nổi. Trong khi họ nói rằng ủng hộ tự do thương mại, nhưng trên thực tế họ vẫn áp đặt trách nhiệm chống bán phá giá và luật lệ khác lên các đối tác thương mại. Washington chỉ mới phê chuẩn ba thỏa thuận tự do thương mại chính với các đồng minh chiến lược vào tháng trước.

Điều này tạo nên một sự mở đầu cho cái gọi là “siêu cường bậc trung”, chẳng hạn như Hàn Quốc, trong các diễn đàn như G-20. Các quốc gia này hình thành nên một khu vực tự nhiên về một loại hình kinh tế tự do toàn cầu. Họ có sự tín nhiệm để bảo vệ các nguyên tắc nhằm chống lại sự công kích trên mọi mặt của các nền kinh tế lớn.

Sự phát triển của Hàn Quốc ngày nay là kết quả của khả năng của họ đặt chân vào thị trường xuất khẩu toàn cầu và Seoul đang tăng cường sự tự do thương mại trong việc nhập khẩu tại biên giới của họ. Hàn Quốc nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997-1998. Cái cách mà một nền kinh tế lớn nên làm là tự hàn gắn những khiếm khuyết của mình, giảm bớt vai trò của chính phủ và đẩy mạnh cải cách cấu trúc để làm cho nền kinh tế linh hoạt hơn và sôi động hơn.

Canada và Úc cũng là những “siêu cường bậc trung”. Cả hai quốc gia này là những mẫu hình của sự thành công về chủ nghĩa tự do, có được sự phát triển về tự do thương mại và mở rộng hợp lý các thị trường nội địa. Các quốc gia này đều tránh sự quá nóng về tài chính – điều đã dẫn tới các cuộc khủng hoảng tại Mỹ và châu Âu.

Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại ở một dạng tương tự và có một nguyên tắc trong việc hướng tới những quyền ưu tiên tự do. Cả ba quốc gia này đều là những nền kinh tế quan trọng trong khu vực và có sự hòa nhập và phát triển lâu đời trong khu vực của họ. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là một ngọn đuốc cho hy vọng thắp sáng chủ nghĩa tự do tại Trung Đông. Những vai trò mang tính toàn cầu của họ cũng đã được mở rộng trong những năm gần đây. Sau thành công giữ chức chủ tịch của các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu Liên Hợp quốc vào năm 2010, Mexico sẽ có một cơ hội khác để hướng tới vị trí chủ nhà cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm tới.

Lợi ích to lớn của G-20 là họ đã mang những tiếng nói như vậy lên bàn đàm phán. Ở góc độ nào đó, các “siêu cường bậc trung” cần tiếp tục thu hút sự quan tâm của thế giới về các nguyên tắc tự do đã đưa rất nhiều người tới sự thịnh vượng vĩnh cửu.

Chí Thành