Đấu trường nghẹt thở Trung Đông sẽ thay đổi thế nào trong năm 2018?

Đấu trường nghẹt thở Trung Đông sẽ thay đổi thế nào trong năm 2018?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 21/12/2017 | 20:00
0
Sau cái kết ở Syria, Trung Đông sẽ một lần nữa là sân khấu trình diễn của Nga-Mỹ xoay quanh vấn đề Jerusalem, Saudi Arabia, người tị nạn, khủng bố...
Tiêu điểm - Đấu trường nghẹt thở Trung Đông sẽ thay đổi thế nào trong năm 2018?

Vấn đề Jerusalem sẽ là một trong những yếu tố định hình lại bộ mặt Trung Đông.

2017 là một năm bước ngoặt cho Trung Đông và 2018 hứa hẹn sẽ tiếp tục có những xáo trộn mới ở khu vực nóng nhất thế giới này.

Chiến tranh bắt đầu giãn dần nhưng thách thức vẫn còn trong việc điều phối và giải quyết xung đột.

Theo nhận định của tờ Al Jazeera, năm tới sẽ đánh dấu thời điểm chuyển tiếp từ giai đoạn hậu chiến sang đàm phán hòa bình, tiến hành bầu cử và tái thiết.

Hai khu vực ngoại lệ với xu hướng này có Yemen - quốc gia duy nhất sẽ bắt đầu năm mới mà không có một lộ trình hòa bình cụ thể và tranh chấp lãnh thổ dọc theo phía tây Syria , từ Idlib đến Deraa vẫn chưa kết thúc.

Rối loạn khắp khu vực Trung Đông sẽ khiến cho các bên liên quan gặp nhiều trở ngại hơn trong việc thu hẹp các vấn đề chính trị trong năm 2018. Có năm vấn đề nổi cộm ở Trung Đông có ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế bao gồm:

Người tị nạn Syria trở về nhà

Hiện tại có 5,4 triệu người tị nạn Syria theo danh sách của Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR). Số lượng lớn nhất đang có mặt tại các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ (3,4 triệu), Lebanon (1,5 triệu) và Jordan (650.000).

Người tị nạn Syria bắt đầu quay trở lại quê hương với số lượng nhỏ vào năm 2017 và quá trình này có thể tăng tốc vào năm 2018 khi các quốc gia nói trên đang phải đối mặt với tình hình an ninh và kinh tế xã hội căng thẳng.

Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ có vùng đệm biên giới với Syria và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc thực thi quyết định đưa người tị nạn trở về.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Lebanon, chính quyền Syria lại là bên kiểm soát hoàn toàn biên giới và thách thức của họ là phải vượt qua những bất đồng với Damascus.

Sự trở lại của những người tị nạn Syria có thể được ưu tiên hơn trong các cuộc đàm phán hòa bình Syria vốn bị đình trệ và có tác động đáng kể đến nỗ lực tái thiết ở địa phương.

Jerusalem và nỗ lực làm mới liên minh khu vực

Palestine một lần nữa trở thành vấn đề trung tâm trong thế giới chính trị Ả Rập khi Chính phủ các nước đang đáp trả Mỹ trước quyết định công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel.

Kết quả là, Jerusalem sẽ tiếp tục đóng một yếu tố quan trọng trong việc định hình lại nền chính trị Trung Đông vào năm 2018.

Vì không có tiến trình hòa bình nào hiện ra, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang rơi vào tình thế bối rối và đòi hỏi sẽ phải có phản ứng thích hợp trước áp lực từ Hamas.

Trong khi đó, chiến lược của Mỹ trong việc tập hợp Saudi Arabia và Israel chống lại Iran cũng sẽ gặp khó khăn, khi Riyadh sẽ chịu áp lực đi đầu về vấn đề Palestine nếu bạo lực gia tăng ở Bờ Tây.

Jerusalem sẽ là phép thử cho sự gắn kết của các liên minh cũ và hình thành những liên minh mới khi cuộc chiến ở Syria đang đi vào chương cuối.

Cải tổ ở Riyadh: Hoàng gia xáo trộn có làm đối ngoại biến đổi?

Tiêu điểm - Đấu trường nghẹt thở Trung Đông sẽ thay đổi thế nào trong năm 2018? (Hình 2).

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman có thể đưa Saudi Arabia bước vào con đường lịch sử.

Khó có thể tiên đoán những hành động quyết đoán của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (MBS) năm 2017 có được tiếp diễn trong năm 2018 hay không.

MBS dần tích lũy quyền lực từ năm 2015 và theo đuổi mục tiêu của mình một cách khẩn trương trong năm nay, trong đó có mở rộng ảnh hưởng khắp khu vực Trung Đông.

Những xáo trộn trong chính sách đối nội ở Saudi Arabia đang gây ảnh hưởng không nhỏ lên hướng đi đối ngoại của quốc gia này. Khi cựu Thái tử Mohamad bin Nayef mất vị trí Thái tử hồi tháng 6, một lệnh cấm vận đối với Qatar cũng bắt đầu.

Khi cuộc bắt giữ một loạt hoàng tử và quan chức cao cấp Saudi Arabia diễn ra vào tháng 11, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri cũng ra tuyên bố từ chức khó hiểu trong một chuyến đi đến Riyadh.

Nếu MBS đảm bảo sự gia tăng quyền lực, chính sách đối ngoại Saudi Arabia có thể sẽ đảo ngược lại các tiếp cận truyền thống.

Tuy nhiên, điều này còn chưa chắc chắn khi vị thế của MBS không hẳn được đảm bảo sau những quyết định gây tranh cãi như vậy.

Bầu cử Iraq và Libya

Năm 2018 sẽ chứng kiến ​​các cuộc bầu cử quan trọng tại các quốc gia chủ chốt của khu vực.

Theo giới phân tích, bầu cử Tổng thống Ai Cập diễn ra vào tháng 3 và bầu cử Quốc hội Lebanon tháng 5 sẽ không có bất ngờ hay tác động lớn.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Libya (dự kiến ​​vào giữa năm 2018) cùng bầu cử Quốc hội Iraq (tháng 5) sẽ mang đến những thay đổi đáng kể.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, người đã ghi điểm bởi hai chiến thắng chính trị gần đây, bao gồm đánh bại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo (IS) và vô hiệu cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd sẽ là nền tảng để ông đi tiếp với các đồng minh.

Trong khi đó, phe ủng hộ Iran đang kết hợp lại để ủng hộ cựu Thủ tướng Nouri al-Maliki.

Libya sẽ là cuộc đối đầu giữa Tướng Khalifa Haftar, người đã phục vụ trong quân đội Libya trước khi đào ngũ và Saif al-Islam - con trai của nhà lãnh đạo cũ Muammar Gaddafi.

Haftar là nhân vật được dự đoán sẽ giành chiến thắng khi nhận được sự ủng hộ to lớn của phe nổi dậy.

IS sẽ trở lại?

Thế lực và lãnh thổ của khủng bố IS đã bị đẩy lùi trong một năm qua nhưng mối đe dọa vẫn còn đó.

Các nhóm cực đoan đang dần chuyển đổi cách thức hoạt động từ công khai sang khủng bố ngầm, không chỉ tiến hành các cuộc tấn công ở Syria và Iraq mà còn trên toàn thế giới.

Người ta vẫn còn chờ xem IS sẽ trở thành một đồng minh của al-Qaeda hay tiếp tục đóng vai trò là một đối thủ.

Nếu thiếu sự ổn định và hòa bình kéo dài ở Syria, Iraq hay Libya - IS hoặc các nhóm cực đoan khác có thể một lần nữa khai thác khoảng trống chính trị để đạt được mục tiêu cũng như âm mưu thâm độc của chúng.

Triều Tiên có cần tên lửa khi đã sở hữu tài sản giá trị 10.000 tỷ USD?

Thứ 5, 21/12/2017 | 06:00
Không nhiều người biết rằng Triều Tiên có thứ tài sản bí mật mà nếu khéo léo tận dụng, nó có thể giúp quốc gia này phát triển thành cường quốc kinh tế.

Chiến lược "rắn" của ông Trump viết tiếp lịch sử đối đầu Trung-Mỹ

Thứ 4, 20/12/2017 | 15:32
Sau bốn thập kỷ bình thường hóa quan hệ, một lần nữa Trung Quốc phải đối mặt với một chính quyền Mỹ cứng rắn có thể cản bước tham vọng toàn cầu của mình.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

45 người thiệt mạng trong vụ xe buýt lao xuống khe núi ở Nam Phi

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.