Phạt đến 250 triệu đồng khi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước

Phạt đến 250 triệu đồng khi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước

Thứ 6, 02/02/2018 | 10:55
0
Phạt từ 3 triệu đến 250 triệu đồng với các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước...

Câu hỏi:

Xin hỏi, khi cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về phòng chống ô nhiễm nguồn nước, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước sẽ xử phạt nặng theo quy định tại Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Cụ thể, theo Điều 22, Nghị định 33/2017/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.

Kết nối- Chính sách - Phạt đến 250 triệu đồng khi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước

Phạt đến 250 triệu đồng khi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước. (Ảnh minh họa)

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

- Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hóa chất độc hại;

- Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;

- Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Trong khi đó, theo Điều 23, Nghị định trên, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Không xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước;

- Không trang bị đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra;

- Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Theo Báo TN&MT

Hành vi xả thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng

Thứ 2, 22/01/2018 | 14:31
Công ty sẽ bị xử phạt 45.000.000 đồng nếu hành vi vi phạm hành chính trên gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước, công ty sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.

Xả thải vượt quy chuẩn, công ty Ngọc Khánh bị xử phạt hơn 120 triệu đồng

Thứ 2, 22/01/2018 | 10:05
Tỉnh Hưng Yên vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty TNHH Dây và cáp điện Ngọc Khánh đóng tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm vì đã có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, với tổng mức tiền phạt 126 triệu đồng.

Bắt quả tang DN lắp ống ngầm để xả thải ra môi trường

Thứ 6, 12/01/2018 | 15:00
Để tránh bị phát hiện, công ty này lắp 1 hệ thống ống nhựa đặt âm dưới đất dẫn chất thải chảy trực tiếp ra ao.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.