Hé lộ nội dung “tâm thư” cảnh báo nhân loại của 15.000 nhà khoa học

Hé lộ nội dung “tâm thư” cảnh báo nhân loại của 15.000 nhà khoa học

Trần Danh Tuyên
Thứ 4, 22/11/2017 | 06:00
0
Hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới đã cùng nhau ký và ủng hộ một lá thư chưa từng có nhằm “cảnh báo nhân loại”.

Đây là lần thứ hai cảnh báo này được đưa ra. Trước đó, năm 1992, từng có 1.700 nhà khoa học đưa ra một cảnh báo tương tự về danh sách ngày càng tăng những mối đe dọa đối với con người, cùng với thảm thực vật và động vật nếu chúng ta tiếp tục hủy hoại môi trường sống.

Tiêu điểm - Hé lộ nội dung “tâm thư” cảnh báo nhân loại của 15.000 nhà khoa học

Trái đất ngày càng nóng lên. 

Cảnh báo này kêu gọi con người chú ý tới những hiểm họa đang rình rập cuộc sống của chính nhân loại, bao gồm gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, chặt phá rừng, thiếu nguồn nước sạch và các loài động vật trước nguy cơ tuyệt chủng.

Lá thư cho hay, Trái đất có thể sẽ sớm đạt tới ngưỡng giới hạn, khi đó nhân loại không thể nào ứng phó được với những sự thay đổi đang lan rộng một cách mạnh mẽ trên hành tinh của chúng ta.

Lá thư lần này đánh dấu mốc 25 năm kể từ khi lá thư đầu tiên xuất hiện, vạch ra tình trạng đáng báo động của hành tinh xanh. So với thời điểm năm 1992, ngoại trừ việc lỗ thủng tầng ozone đang dần được cải thiện thì Trái đất đang rơi vào tình cảnh ngày càng tồi tệ hơn so với 25 năm trước.

“Nếu không ngừng lại, nhiều thói quen hiện tại của chúng ta sẽ đặt tương lai vào một nguy cơ nghiêm trọng, cũng như đối với xã hội loài người, lớp thực vật và động vật. Nó cũng có thể sẽ làm thay đổi thế giới sống, khiến chúng không còn vận hành theo cách mà chúng ta từng biết”, các nhà khoa học tuyên bố trong bức thư gửi tới nhân loại.

Bức thư thứ hai này có điểm lại một số cảnh báo được đưa ra 25 năm trước, đồng thời xác định xem loài người đã làm được gì sau khoảng thời gian hơn 2 thập kỷ qua. Nhưng không may thay, chúng ta đang khiến cho mọi việc trở nên xấu đi. Mỗi vấn đề được đưa ra trong lá thư ngày ấy đều không được cải thiện, thậm chí còn đi theo chiều hướng tiêu cực, ngoại trừ một tín hiệu đáng mừng từ tầng ozone.

Chúng ta đã không làm cho lỗ thủng tầng ozone lớn thêm kể từ những năm 1990. Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện Nghị định thư Montreal cấm hợp chất hữu cơ chlorofluorocarbons (CFC), dường như lỗ hổng này đang tự hồi phục. Đây là việc làm tích cực mà con người đã làm được trong thời gian qua đối với môi trường.

Tiêu điểm - Hé lộ nội dung “tâm thư” cảnh báo nhân loại của 15.000 nhà khoa học (Hình 2).

Thảm họa thiên nhiên rình rập con người và sinh vật (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, đã có rất nhiều vấn đề phát sinh, từ bùng nổ dân số tới việc gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Trong 25 năm qua, dân số thế giới đã tăng 2,1 tỷ người, cụ thể là từ 5,5 lên 7,6 tỷ, tương ứng với 26%. Nhưng cũng chỉ trong khoảng thời gian ấy, tổng số động vật có vú, các loài bò sát, lưỡng cư và cá đã giảm gần 30%.

Rõ ràng, chúng ta đang chứng kiến tình trạng quỹ đạo tăng trưởng dân số không bền vững. Quá trình đó trực tiếp dẫn tới sự suy giảm hơn 100 triệu hecta rừng do bị triệt hạ và giảm 26% lượng nước sạch trung bình cho mỗi người.

Ngoài ra, số lượng cá tự nhiên đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây, cùng với đó là sự gia tăng các vùng biển chết trên những đại dương. Kể từ khi bức thư cảnh báo đầu tiên được đưa ra hơn 20 năm trước, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên hơn 0,5 độ C, trong khi lượng khí thải CO2 tăng đến 62%.

Cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hơn nữa nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, con người sẽ phải đối mặt với hậu quả khủng khiếp, Stefan Rahmstorf, Giáo sư viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu Potsdam cho hay.

“Chúng ta đang chứng kiến mức độ gia tăng mực nước biển một cách nhanh chóng. Trong dài hạn, nếu tình trạng này không chấm dứt, nhiều thành phố và quốc gia ven biển sẽ biến mất trên bản đồ. Chúng ta đang hành động một cách ngu ngốc và lao vào thảm họa với tốc độ chóng mặt”, chuyên gia nói.

Dù Trái đất đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta không thể làm gì để cải thiện tình hình. Các tác giả của bức thư đã đưa ra 13 kiến nghị nhằm đưa Trái đất trở về trạng thái cân bằng.

Các kiến nghị bao gồm: Giảm tình trạng bỏ thừa thức ăn, tích cực sử dụng các năng lượng thiên nhiên có khả năng tái tạo, phát triển và áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tạo ra động lực kinh tế để thay đổi thói quen và hành vi tiêu dùng lãng phí của người dân.

Với áp lực ngày càng gia tăng với các Chính phủ và các ngành công nghiệp, đòi hỏi phải thay đổi cùng những phong trào ở cơ sở nhằm thay đổi hành vi con người, chúng ta có thể giải quyết bất kỳ thách thức nào. Cũng giống như sự cải thiện của lỗ thủng tầng ozone, nhân loại có thể cùng nhau giải quyết nhiều biểu hiện kinh khủng khác đang đe dọa trực tiếp tới sinh kế tương lai của chúng ta. 

Khởi tố thêm Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La

Chủ nhật, 19/11/2017 | 23:00
Công an Sơn La quyết định khởi tố bị can với ông Triệu Ngọc Hoan - GĐ sở Tài nguyên và Môi trường và 14 cán bộ khác cùng 2 PGĐ Sở bị khởi tố trước đó.

Dứt khoát nói không với nhà đầu tư gây ô nhiễm môi trường

Chủ nhật, 19/11/2017 | 20:28
Ngày 19/11, tại TP. Bắc Kạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị Xúc tiến đầu tư Bắc Kạn, tỉnh vùng Đông Bắc có nhiều tiềm năng phát triển về nông lâm nghiệp, du lịch.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.