Những 'yêng hùng' bàn phím

Những 'yêng hùng' bàn phím

Chủ nhật, 05/05/2013 | 17:00
0
Ngoài đời thường, họ là những cá thể mờ nhạt, nhút nhát. Còn khi bước vào thế giới ảo, họ là những tay chơi nói hay nhưng làm thì quá dở nhưng lại luôn cho rằng "Ta là một, là riêng, là thứ nhất".

Một giờ sáng, trằn trọc mãi không ngủ được, lại lò mò ngồi dậy mở facebook như một thói quen. Liếc qua, dãy friends list vẫn sáng choang. Bởi dường như thời điểm này mới là khung giờ hoạt động rầm rộ của các "yêng hùng" bàn phím. Chắc khi đọc đến đây, sẽ không ít người thắc mắc rằng, tại sao lại là "yêng hùng", chứ không phải "anh hùng"? Sai sót về chính tả chăng? Xin trả lời là: Không. Có hai lí do để biện hộ cho điều đó.

Thứ nhất, trong từ điển tiếng Việt không hề có hai chữ "yêng hùng", mà đây chỉ là cách nói lái có phần "tam sao thất bản" nhằm chỉ những người anh hùng "rơm", anh hùng theo kiểu lố bịch, kệch cỡm, đối lập hoàn toàn với anh hùng thực sự. Thứ hai, người viết dụng ý muốn chỉ những thành viên của thế giới ảo, suốt ngày chìm đắm mình trên những bàn phím vô hồn để cuộc sống trôi một cách vô nghĩa. Tự cho mình là "Mr Biết Tuốt", xuất hiện trên các trang mạng, cho phép mình có quyền phán và chỉ trích. Họ đâu biết rằng, cuộc sống đang tuột khỏi tầm tay họ mỗi ngày, chân trời mà họ đang mơ thực sự không hề có ngoài thực tế. Bởi ảo cũng chỉ mãi là ảo, mà ảo thì tất nhiên sẽ chẳng có gì là thật hết.

Lên mang lướt facebook, chơi game, chát online, blog "bờ leo"…có hết. Hàng loạt status (trạng thái) được tung đầy các trang cá nhân, mà theo ngôn ngữ của giới trẻ gọi là "quăng bom". Ảnh được "sâu" theo kiểu dây chuyền, không chỉ ảnh du lịch, ảnh công việc, ảnh vui chơi thậm chí ảnh chụp trạng thái chủ nhân đang ngủ cũng được đưa lên khoe thiên hạ! Và tất nhiên là để nhận được những nút like còm (commet- bình luận) tới tấp. Dân tình đã quá quen với những kiểu chát của giới trẻ theo kiểu từ đệm, tiếng lóng, viết tắt… khiến người đọc có khi dịch mãi không ra. Ngôn từ bậy bạ, kém văn hóa như: ccmnr (chuẩn con m* nó rồi -PV) hay Gato (ghen ăn tức ở - PV); cờ-hó (chó-PV) lại được các bạn trẻ thường xuyên sử dụng.

Công nghệ - Những 'yêng hùng' bàn phím

Thế giới ảo và cuộc sống thực là hai bức tranh tương phản (Ảnh minh hoạ)

Yêu thì khen, ghét thì chê không ngớt lời và không ngại ngần "ném đá" theo kiểu phủ đầu. Thậm chí không khen không chê, không phải chuyện của mình nhưng cứ nhìn mặt thấy ghét là chửi. Mà chửi càng độc là càng hút like. Các dạng status như: Chửi bới, tục tĩu, hạ nhục, cạnh khoé, móc máy… lại được các bạn trẻ ủng hộ nhiệt liệt.

Theo ý kiến của các nhà tâm lí học, những người tìm cách "luôn luôn kết nối" trên mạng xã hội trong thực tế lại cảm thấy bị cô lập nhiều hơn. Bởi trong cuộc sống thực tại, họ không tìm được những niềm vui và sự chia sẻ cần thiết. Nên cảm giác hiện thực là một bức tranh u ám, ngột ngạt, hoàn toàn đối lập với những thú vị, thoải mái mà chỉ có trong thế giới ảo. Ở đây, mới mang lại cho họ cảm giác được là chính mình. Tự do chửi bới, tự do lộng ngôn, tự do yêu ghét, thậm chí cả tự do trong việc bày tỏ quan điểm.

Hội chứng a dua của các "yêng hùng" bàn phím ngày càng rõ. Chưa cần tỏ tường vấn đề, chỉ cần là tâm trạng, trạng thái của thần tượng thì các bạn vội vàng ủng hộ. Mà thường những câu chửi bới, lời lẽ tục tĩu thiếu văn hóa hay nhưng lời nói móc máy đồng nghiệp lại là những status câu khách nhất. Lượng xem tăng lên chóng mặt. Vì thế, rất dễ dàng trả lời cho câu hỏi tại sao càng ngày xuất hiện càng lắm kiểu sao "xẹt", nổi tiếng nhờ phát ngôn gây sốc hay màn khoe thân lộ liễu trên các trang mạng cá nhân…                    

Gia Lê

Giới trẻ tự vẽ 'mặt nạ xấu' vì cuồng facebook

Chủ nhật, 05/05/2013 | 11:49
Việc "đột nhập" vào các trang facebook những người nổi tiếng để bình luận "chém gió" đang trở thành một trào lưu mới của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, ngoài những lời bình luận thể hiện sự yêu mến, rất nhiều comment mang tính chất đùa giỡn, cợt nhả, bất lịch sự, thiếu văn hóa.

Tiếp thị mại dâm qua Facebook

Chủ nhật, 05/05/2013 | 16:24
Cư dân mạng truyền nhau về một Facebook cá nhân với thông tin về gái mại dâm như: giá tiền, số điện thoại, mật khẩu và nhiều hình ảnh trong trang phục thiếu vải.