Mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên đến 2 tỷ đồng

Mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên đến 2 tỷ đồng

Thứ 5, 20/06/2013 | 13:36
0
Ngày 1/7 tới Luật xử lý vi phạm hành chính sẽ bắt đầu có hiệu lực. Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa tăng lên đến 2 tỷ đồng. Tuy nhiên luật cũng quy định những trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định 5 trường hợp không bị xử phạt hành chính bao gồm người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng và người thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng không có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cũng theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên thì được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Trên cơ sở đó hành vi này được loại bỏ trách nhiệm và không bị xử lý vi phạm hành chính.

Luật sư - Mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên đến 2 tỷ đồng

Vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết hoặc do sự kiện bất khả kháng sẽ không bị xử phạt

(Ảnh minh họa)

Đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì được xếp vào trường hợp người không có năng lực trách nhiệm hành chính.

Người vi phạm hành chính trong trường hợp sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì được coi là thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.

Như vậy, Luật tố tụng hành chính 2012 đã loại trừ 5 trường hợp không xử lý vi phạm hành chính. Đây được xem là những bổ sung quan trọng của Luật tố tụng hành chính 2012. Với việc định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ thường dùng thì quyền lợi của người vi phạm hành chính trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được đảm bảo.

Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Giang Quyết

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

'Dùng xe người khác không phải vi phạm hành chính'

Thứ 2, 01/04/2013 | 14:07
Khi Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực, văn bản này đã “khuấy động” dư luận với quy định “phạt xe không chính chủ”.

Sẽ khấu trừ lương người quên nộp phạt vi phạm giao thông

Thứ 5, 06/06/2013 | 08:27
Nếu không nộp phạt hành chính đúng hạn, cán bộ, công chức, người được một tổ chức trả lương hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội sẽ bị cưỡng chế khấu trừ khi đến kỳ lĩnh lương.

Đi bộ sang đường sai quy định: Khó xử phạt

Thứ 4, 08/05/2013 | 09:30
Vì sao nhiều người đi bộ vẫn phớt lờ quy định pháp luật và ngang nhiên vi phạm giao thông?