Những phát minh đáng nể của 'nhà khoa học' chân đất

Những phát minh đáng nể của 'nhà khoa học' chân đất

Thứ 2, 14/01/2013 | 09:16
0
Dù chỉ học hết bậc tiểu học, nhưng ông Nguyễn Văn Sành (ở thôn Thượng Dương, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương) lại khiến nhiều người phải kinh ngạc và nể phục. giản dị: Nhà khoa học chân đất.

Chế tạo máy vì thương nông dân

Khi tôi tìm đến nhà ông Sành ở thôn Thượng Dương thì được vợ ông cho biết ông đang làm việc ở xưởng cơ khí của gia đình. Nhìn người đàn ông đã ngoài 60 với dáng người nhỏ bé và nước da sạm đen, khó ai có thể hình dung ông chính là cha đẻ của hơn 3.000 chiếc máy thái hành tỏi được lưu hành rộng rãi khắp các tỉnh ở trong nước và cả ở nước ngoài.

Từ lâu xã Nam Trung đã được nhiều người biết đến với nghề sơ chế hành, tỏi. Vào những năm sau đổi mới, tất cả mọi người từ ông chủ tịch xã, thanh niên, cụ già cho đến các em nhỏ chỉ cặm cụi quanh quẩn bên đống hành, tỏi cả ngày để bóc, thái rồi mang đi sấy khô. Vì làm thủ công nên sản phẩm làm ra thường bị giập nát, không đều, hao hụt nhiều và năng suất rất thấp (Một người làm chăm chỉ cả ngày cũng chỉ được từ 15 đến 20kg thành phẩm). Hơn thế nữa, khâu tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm đem bán có lúc được giá, có lúc lại trượt giá thảm hại khiến cho thu nhập của một người thợ quá thấp không đủ để nuôi sống gia đình. Gia đình ông cũng không là ngoại lệ, vợ con cứ gò lưng ra làm cả ngày mà cái đói vẫn đeo đuổi. Thương vợ con, đồng cảm với những bà con quanh mình, ông đã nảy ra ý định phải chế tạo ra một chiếc máy thái hành tỏi để giúp cho người làm đỡ vất vả mà vẫn mang lại năng suất cao.

Xã hội - Những phát minh đáng nể của 'nhà khoa học' chân đất

Ông Sành đang làm việc trong xưởng cơ khí của gia đình.

Khi ấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, để mưu sinh qua ngày còn không đủ nói gì đến việc có kinh phí mua nguyên vật liệu về chế tạo máy. Thêm vào đó, dù đã có hơn chục năm gắn bó với nghề thợ rèn nhưng ông cũng chỉ dừng lại ở việc chế ra con dao, cái liềm. Ông tâm sự: "Tôi chỉ học hết lớp 4 trường làng nên hiểu biết cũng có hạn. Cái gì mình không biết thì phải tìm hiểu thêm và đi hỏi người khác. Phải có cái máy thì mới bớt khổ được. Để tiết kiệm chi phí, ông tìm đến những chỗ thu mua phế liệu để mang về những miếng sắt vụn, tôn vụn. Hàng ngày, ông giam mình trong căn lều cũ kỹ ở rìa làng hết cắt, đập lại đến gò, hàn. Không học qua trường lớp nên để tính các thông số kỹ thuật ông phải mày mò rất lâu. Nhiều khi ông phải tìm đến những người học cao hơn mình để nhờ họ giải cho những công thức tính toán hóc búa. Thấy ông cứ lao vào làm việc như điên nhiều người thấy khó hiểu và gọi ông là Sành “khùng”. Ngay cả vợ ông cũng không tránh khỏi hốt hoảng khi nhiều hôm nửa đêm thấy chồng vùng dậy cắm cúi ghi chép. Sau hơn một năm làm việc cật lực, cuối cùng ông cũng thành công khi chiếc máy thái hành tỏi ra đời. Máy thái hành tỏi sử dụng trục dập, quay tay với năng suất nhiều gấp 20 lần so với làm thông thường. Nghe tin, bà con ở địa phương đổ xô đến xem để chứng kiến tận mắt hàng tạ hành, tỏi được chiếc máy của ông thái ra đều tăm tắp và thi nhau đặt hàng.

Không ngừng cải tiến kỹ thuật

Ngồi trong ngôi nhà khang trang được xây dựng từ năm 2006, ông Sành kể rằng, tiền xây nhà là số tiền tích cóp được trong 9 năm làm việc cật lực để chế tạo ra hàng nghìn chiếc máy. Sau những thành công ban đầu đã đạt được, ông vẫn không ngừng tìm tòi chế tạo để cho ra đời một chiếc máy hoàn chỉnh hơn. Đến lần cải tiến thứ 3 ông đã chế tạo cho chiếc máy có thể bóc vỏ luôn mà không đến bàn tay của người thợ. Và đến nay sau 4 lần cải tiến, máy thái hành tỏi định hình đã được thị trường công nhận.

Ông đi sâu vào việc cải tiến công nghệ gọn nhẹ và nâng cao công suất của máy. Vì không có tiền đầu tư nên ông phải tính toán thật chính xác mới đưa vào áp dụng. Chiếc máy thái hành, tỏi định hình có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Máy gồm có: Một khay nhôm để đựng nguyên liệu, một động cơ được lấy từ chiếc máy bơm, một trục xoay li tâm, một đĩa định hình có lắp dao thái theo tiêu chuẩn. Máy hoạt động nhờ động cơ điện công suất 375W hoặc 750W nối với trục của máy bằng dây cu loa. Khi nguyên liệu được đổ vào khay chứa, mô tơ chạy sẽ kéo dây cu roa khiến cho 3 lưỡi dao ở đĩa định hình quay tít. Hành, tỏi được bóc vỏ bằng một lưỡi dao ở cửa trên rồi trôi xuống để hai lưỡi dao ở cửa dưới thái theo chiều dọc thành những miếng đều tăm tắp. Máy có thể thái chính xác như yêu cầu của người sử dụng mà không hề có sai sót.

Xã hội - Những phát minh đáng nể của 'nhà khoa học' chân đất (Hình 2).

Chiếc máy thái hành, tỏi định hình của "nhà khoa học" chân đất.

Máy thái hành, tỏi định hình có thể được làm từ hai chất liệu là sắt và inox. Giá thành hai kiểu máy này chênh nhau một triệu đồng từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/chiếc. Máy có thể bóc và thái từ 6 - 8 tạ hành, tỏi trong một giờ, bằng sức lao động của hàng trăm lao động thủ công làm việc cật lực. Ông bảo: "Mình có thể nâng cao công suất hơn nữa nhưng phải phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Với người dân thì công suất đó là đủ nhưng nếu các cơ sở chế biến muốn nâng công suất lên gấp 5 - 10 lần, tôi cũng đều có thể đáp ứng được. Khi xã Nam Trung tìm được thị trường xuất khẩu cho sản phẩm hành, tỏi thì số lượng đơn đặt hàng máy móc đến với ông ngày càng nhiều. Để kịp giao hàng, ông phải làm việc không ngơi nghỉ. Nhiều người đặt tiền trước ông cũng không dám cầm để giữ chữ tín. Ông kể: "Lúc nào nhà tôi cũng có khách, hết người này lại đến người khác. Nếu mình nghỉ tay để tiếp họ có lẽ phải mất cả ngày mà không làm được gì”. Dù vội nhưng làm bất kỳ sản phẩm nào ông cũng cẩn thận, tỉ mỉ để không xảy ra sai sót. Trung bình cứ hai ngày là ông hoàn thành một chiếc máy để kịp giao cho khách hàng. Trước khi chế tạo sản phẩm ông đều phải tư vấn, hỏi người mua sử dụng vào mục đích gì rồi mới bắt tay vào làm. Có người vì muốn lấy hàng trước sẵn sàng trả tiền gấp rưỡi, ông cũng không bán vì theo ông làm ăn phải giữ chữ tín và tôn trọng mọi người, ai đến trước thì lấy trước. Bận là thế nhưng khi có người mua máy nhái ở nơi khác bị hỏng mang đến ông cũng sẵn sàng sửa.

Những năm gần đây, củ hành đã lên ngôi ở Nam Trung. Xã được công nhận là nơi có năng suất xanh và thu nhập của người dân cũng không ngừng được cải thiện. Đến bất kỳ gia đình nào chế biến hành, tỏi xuất khẩu ở vùng này người ta cũng đều thấy chiếc máy của ông Sành ngự trị trong nhà họ. Máy thái hành, tỏi định hình của kỹ sư Nguyễn Văn Sành đã vượt ra khỏi địa phương, đến với các tỉnh thành trong cả nước và cả nước ngoài. Có những người ở tận Hà Giang, Lạng Sơn hay ở miền Nam như TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau cũng gửi đơn đặt hàng. Có những nhà hàng, khách sạn sang trọng mà ông chưa từng đặt chân đến cũng sử dụng chiếc máy do ông chế tạo ra. Rồi những đơn đặt hàng được gửi đến từ các nước Trung Quốc, Indonesia, Lào, Thái Lan cũng vượt qua biên giới để đến với "nhà khoa học" chân đất này.

Không dừng lại ở đó, khi thấy nguồn lợi kinh tế từ quả bí ngô mang lại cho bà con, ông đã chế tạo ra máy gọt bí và máy thái bí. Máy gọt bí sử dụng cách gọt lựa vì hình dạng các quả bí vốn không đều nhau. Riêng máy thái bí định hình được chế tạo dựa trên cơ sở chuyển động của tàu hoả. Máy được ra đời vào năm 2005. Cũng trong năm đó khi lên chương trình khách mời đầu xuân, ông phát biểu: "Sau 5 năm nữa quả bí sẽ giá trị hơn quả nhãn, quả vải. Quả bí của dân ta trồng chất lượng rất tốt, nếu không biết chế biến để đưa ra thị trường thì sẽ rất phí”. Và quả đúng như những gì ông nói, bí ngô đã đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho địa phương nơi đây. Ngoài ra còn phải kể đến các loại máy khác mà ông đã dày công nghiên cứu chế tạo ra như: Máy trượt vỏ lạc, máy tách cụm hành tỏi, máy thái lá, máy gọt củ quả, máy trượt nhân tỏi.

 Ông Sành đã nhận được nhiều giải thưởng như: Giải ba cuộc thi sáng tạo Khoa học - Công nghệ tỉnh Hải Dương và Giải Khuyến khích Khoa học - Công nghệ toàn quốc (VIFOTEC) năm 2004; Giải thưởng 15 năm Khoa học công nghệ quốc gia và Kỷ niệm chương Vì sự phát triển kinh tế nông thôn do Bộ NN&PTNT trao tặng năm 2008, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Ông được tỉnh Hải Dương cấp mã số vàng - danh hiệu vinh dự nhất cho các tập thể, cá nhân có đóng góp cho tỉnh. Ngoài ra ông còn được mời tham gia chia sẻ trong rất nhiều các chương trình truyền hình như Người đương thời (2009), khách mời đầu xuân của VTV2.  

Thanh Loan

Phát minh mới: Robot có khả năng leo cầu thang xoắn ốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Robot Nao có thể làm sạch hồ bơi của bạn và có thể dọn dẹp bữa ăn tối xa hoa của bạn. Thậm chí bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi được robot phục vụ bữa ăn sáng ngay tại giường.

Kinh hoàng phát minh thịt làm từ... phân người

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Người Nhật xưa nay vốn nổi tiếng với những phát minh kỳ quặc, nhưng chẳng ai có thể nghĩ tới phát minh làm thịt từ phân người để giải quyết vấn đề lương thực như giáo sư Ikeda, đến từ phòng nghiên cứu Okayama, Nhật Bản.

Những bí mật phía sau phát minh cứu cả nhân loại

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Trong những bảng bình chọn thành tựu y học vĩ đại nhất của thế giới, cái tên Penicillin luôn có mặt. Ít người biết rằng, loại thuốc đã và đang cứu mạng hàng trăm triệu người trên thế giới này lại được khám phá ra một cách hết sức tình cờ.

Điểm mặt phát minh công nghệ đỉnh cao thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Hãy cùng chiêm ngưỡng những phát minh mới của thế giới ...

"Kỹ sư" 8X với phát minh kỳ lạ giữa đại ngàn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Chỉ học hết lớp 12 tại trường huyện nhưng chàng trai người dân tộc Cơtu Ating Tinh (hiện là Bí thư Đoàn thị trấn Prao (huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam) lại có tài nghệ trong việc sáng chế ra các thiết bị điện tử thành công cụ hỗ trợ cuộc sống hằng ngày.