Những chuyện chưa biết về nữ thi sĩ đồng tính đầu tiên

Những chuyện chưa biết về nữ thi sĩ đồng tính đầu tiên

Thứ 7, 06/04/2013 | 15:15
0
Sappho là ai? Cái tên Sappho dường như khá xa lạ với chúng ta ngày nay. Ít ai biết rằng, Sappho là một nữ thi sĩ đầu tiên của thế giới sống ở thời Hy Lạp xưa. Nàng được mệnh danh là "nàng thơ thứ mười" của Hy Lạp cổ với thể loại thơ được các thi sĩ hiện đại lấy làm khuôn mẫu và mô phỏng theo. Và nàng cũng chính là người đưa khái niệm lesbian (đồng tính nữ) vào từ điển Oxford sau này.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Nàng thơ bị đồng tính?

Nữ thi sĩ Sappho sống trên hòn đảo thơ mộng Lesbos của thời Hy Lạp xưa vào khoảng năm 625 đến 570 trước Công nguyên. Nàng sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc, thừa hưởng một nền giáo dục hoàn thiện. Nàng sớm được tiếp xúc với sách vở, đặc biệt là thơ ca. Chất nghệ sĩ nhanh chóng ngấm vào con người nàng làm các áng thơ của Sappho như xuất phát từ sâu thẳm con tim của một người phụ nữ yêu đời. Tuy nhiên, tác phong và cách suy nghĩ của bà lại có phần bình dân và phóng khoáng kỳ lạ.

Mỗi vần thơ của Sappho đều hướng đến một thế giới khác, nơi chỉ có phụ nữ dành tình yêu cho nhau. Phần lớn các tác phẩm của nàng đều là những bài thơ tình viết về một phụ nữ khác. Từ đó, người ta đồn nàng là một phụ nữ đồng tính luyến ái. Thời gian đó, đồng tính là một khái niệm rất mới. Những người Hy Lạp cổ chỉ biết đồng tính là một căn bệnh về giới tính khó chấp nhận. Nhờ những áng thơ bất hủ của bà, người ta mới bắt đầu rộng mở hơn với những người phụ nữ bị đồng tính. Ngoài những vần thơ tình ướt át, cuộc đời của nữ thi sĩ Sappho vẫn là một bí ẩn, ít tài liệu nhắc đến.

Nhân vật - Những chuyện chưa biết về nữ thi sĩ đồng tính đầu tiên

Người ta không biết gì hơn về Sappho ngoài chi tiết nàng là một thiếu nữ có tên là Cleis. Đương thời, nàng vô cùng nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Một số tài liệu về nàng còn sót lại có ghi một chi tiết đáng chú ý: "Sappho sống trên một hải đảo, trong ngôi đền nguy nga và đứng đầu một nhóm phụ nữ quí tộc đam mê âm nhạc và khiêu vũ. Sau đó, những kẻ ác ý đã dựng chuyện, gán cho nàng việc nảy sinh tình cảm với những cô gái quí tộc và trẻ tuổi". Chi tiết này có lẽ chính là lời thanh minh cho giới tính của Sappho nhưng những dòng thơ huyền thoại của nàng trường tồn mãi đến muôn đời sau dường như đang tố cáo sự thật hiển nhiên về con người ẩn sâu bên trong nàng. Dịch giả Martin West đến từ trường đại học Oxford nhận định: "Từ thực tế và thơ của Sappho, rõ ràng nàng có tình cảm đặc biệt với những người bạn gái sống cùng và tình cảm đó chứa đầy nhục dục. Họ dường như ở trong một xã hội cách biệt với đàn ông. Nhưng một điều chắc chắn là họ đã rất vui vẻ".

Còn một truyền thuyết khác về giới tính của nữ thi sĩ Sappho, càng củng cố thêm việc nàng là người đồng tính. Trong khi dạy học, Sappho đã đem lòng yêu các học sinh nữ của mình. Bà đã viết ra những vần thơ tình đầy lãng mạn, thể hiện tình yêu và khao khát cháy bỏng: "Tựa cơn gió núi đập vào những cây sồi, tình yêu lay mạnh tim tôi/ Em đã đến, và tôi đã khát khao chờ đợi/ Em làm mát dịu đi trái tim đang cháy lên vì thèm muốn của tôi". Cho đến thế kỷ 18, cái tên Sappho đã trở thành thuật ngữ chỉ tình yêu của những người nữ với nhau. Đó là Sapphic passion, tức "niềm đam mê của nàng Sappho".

Tình yêu đau khổ

Cuộc đời và thơ ca của Sappho vẫn chủ yếu là những thông tin truyền miệng và đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Thực sự, nàng có bị đồng tính hay không, không một ai biết. Sách sử có ghi lại một thông tin khiến nhiều người phải suy nghĩ về tính thực tế của nó. Sappho từng lấy chồng là một người đàn ông giàu có và có một cô con gái dễ thương. Nhưng vì bạo bệnh, cả chồng và con gái nàng đều mất sớm. Tinh thần nàng suy sụp, những tưởng nàng sẽ không vượt qua nỗi đau mất mát đó nhưng rồi Phaon xuất hiện. Phaon là một người lái đò ở Lesbos. Sappho yêu say đắm chàng trai lái đò chân chất, giàu tình cảm này. Phaon cũng đáp lại tình nàng, nhưng sau đó lại phụ bạc nàng, chạy theo một người phụ nữ khác.

Có người cho rằng, Phaon phát hiện ra Sappho là người "song tính" (cách gọi khác của đồng tính), do quá sốc nên đã bỏ người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi ra đi. Quá tuyệt vọng và đau khổ, để chứng minh tình yêu của mình dành cho Phaon, nàng đã tự tử bằng cách ôm đàn nhảy từ vách núi cao xuống biển. Theo lời dân gian truyền lại, nàng đã chọn cái chết để minh chứng rằng, nàng là người đàn bà bình thường, biết yêu thương lãng mạn với một người đàn ông và tình yêu đó nàng dành cho Phaon, một người khác phái thực sự. Từ đó, người đời thường truyền nhau một câu nói nổi tiếng về cái chết đầy đau thương này: "Giá như cái chết là tốt đẹp thì thánh thần đã không trở thành bất tử".

Nữ thi sĩ huyền thoại mang tên Sappho thời Hy Lạp cổ đại cho tới lúc qua đời vẫn mãi là một phụ nữ đầy bí ẩn. Cuộc đời và cái chết của nàng đã tốn biết bao giấy mực của nhiều tác giả trong các tác phẩm thi ca và hội hoạ. Trong nền văn học Anh quốc, nhân vật Sappho bí ẩn được khắc họa trong bài thơ của nhà thơ lãng mạn Lord Byron. Hình ảnh của Sappho kiều diễm không chỉ được thể hiện thật tuyệt mỹ trong bức tranh "The temple of Sappho" của đại danh họa Alma Tadema mà vẻ đẹp não nùng của Sappho trước khi đi vào lòng biển khơi tìm cõi chết cũng được ghi lại một cách đầy ám ảnh qua hai bức tranh cùng tên Sappho của hai hoạ sĩ người Pháp: Charles August Mengin và Antoine Jean Gros. Trong khi đó, vở nhạc kịch đầu tay của nhạc sĩ Pháp Charles Gounod hoàn toàn nói về nàng và đặt tên là Sappho. Vở nhạc kịch này được khán giả đón nhận nhiệt tình, đưa tên tuổi của nhạc sĩ Gounod lên tầm cao mới. Còn tác giả Erica Jong của Hoa Kỳ lại viết về Sappho qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng với nhan đề Sappho's Leap...

Và tất cả những tác phẩm tô điểm cho huyền thoại Sappho đều trở nên bất tử...

Thơ tình của Sappho được phát hiện tình cờ

Tác phẩm "Sappho of Lesbos" (Sappho của đảo Lesbos) của tác giả Arthur Weigall đã được xuất bản lần đầu tiên trên phụ trương văn học của tạp chí Times uy tín, sau khi chúng được tìm thấy vào năm 2004. Đây là một tác phẩm thơ tình cách đây 2.600 năm của Sappho. Những vần thơ này đã từng gây sốc nhiều thế hệ độc giả kể từ khi chúng được viết ra, bày tỏ tình cảm yêu đương với một người bạn cùng giới của Shappo trên đảo Lesbos, Hy Lạp. Trong tác phẩm này, có một bài thơ 12 dòng được hoàn chỉnh hết sức tình cờ. Câu thơ thứ tư của bài thơ được phát hiện nằm trong giấy cói quấn quanh một xác ướp người Ai Cập thế kỉ thứ III trước Công nguyên do trường đại học Cologne, Đức khai quật. Thêm vào những chữ bị khiếm khuyết, câu thơ bị đứt đoạn khi chắp nối lại với các dòng thơ khác (được phát hiện tương tự vào năm 1922) đã giúp các chuyên gia tái hiện lại nguyên bản bài thơ.

Nguồn gốc từ "lesbian"

Được ghi nhận vào năm 1890 và công nhận thành một danh từ vào năm 1925 trong từ điển Anh ngữ Oxford, thực chất từ "lesbian" được biết đến vào khoảng năm 1732, cùng với sự phát triển của khuynh hướng tình dục đồng giới tính nữ (lesbianism) từ những năm 1870. Lesbian ban đầu bắt nguồn từ tên đảo Lesbos, nơi Sappho sinh sống. Lesbian là từ ghép của Lesb- là tên đảo và -ian chỉ người sống trên đảo Lesbos. Sau này, ở thế kỷ XX, lesbian lại có lúc được gọi theo tên của Sappho là Sapphist do Sappho thường làm thơ về đồng tính nữ.

An Mai (Theo Biography/ Women History)

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nói thơ tôi Tây hoá là sai lầm

Thứ 2, 25/03/2013 | 12:46
"Có thể họ gọi thơ tôi Tây hoá ở chỗ trong thơ tôi có những biểu tượng khác, cách nói khác, hay do tôi không viết lục bát nhưng nó chỉ là một yếu tố nhỏ để định danh cho tính truyền thống chứ không phải yếu tố quyết định", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

Nhà văn Trầm Hương tâm sự về 30 năm trong nghề cầm bút

Thứ 5, 07/02/2013 | 10:50
Không an phận là một kỹ sư nông nghiệp tại một vùng quê nghèo, Trầm Hương ra đi tìm tiếng nói cho những nhân vật lịch sử. Để rồi hôm nay, trên bước đường thiên lý, chị tìm được nhiều điều mới mẻ, cất lên tiếng nói cho những người anh hùng dũng cảm hi sinh trong hai cuộc kháng chiến hào hùng.