Nhịn ăn có thực sự làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường?

Nhịn ăn có thực sự làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường?

Thứ 4, 17/01/2018 | 10:57
0
Nhiều bệnh nhân tiểu đường do không kiểm soát đường huyết tốt, bất cứ khi nào thấy đường huyết tăng cao, lập tức nhịn ăn, hoặc kiêng khem hoàn toàn chất bột đường.

Liệu việc làm này đúng hay sai? BS. Lâm Đình Phúc – Nguyên trưởng khoa Đái tháo đường – Bệnh viện nội tiết Trung Ương sẽ làm rõ vấn đề này cùng bạn đọc.

Phóng viên (PV): Thưa bác sỹ, nguồn đường trong cơ thể thường được lấy từ đâu?

Bs Lâm Đình Phúc: Đường là nguyên liệu chính trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể con người hoạt động. Nguồn đường cung cấp cho cơ thể chủ yếu dựa vào chế độ ăn như: tinh bột (gạo, khoai, ngô…), trái cây, đường tinh luyện… Ngoài ra, đường cũng được sản xuất từ các nguồn chất béo, đạm và từ việc chuyển hóa glycogen ở gan và cơ vân. Trong đó, hormon duy nhất trong cơ thể giúp cho tế bào có thể sử dụng được đường đó là insulin của tế bào beta tuyến tụy.

PV: Vậy với người bị bệnh tiểu đường, đường huyết tăng là do đâu?

Bs Lâm Đình Phúc: Bệnh đái tháo đường xảy ra do bệnh nhân thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối hormon insulin. Từ đó, đường không được đưa vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động cho cơ thể, không chuyển thành glycogen dự trữ tại gan và cơ vân, dẫn đến đường huyết tăng. Như vậy, đường huyết tăng cao trong bệnh đái tháo đường chủ yếu là do cơ thể không sử dụng được đường chứ không phải hoàn toàn là do thừa đường, do ăn đường quá nhiều.

Thuốc & TPCN - Nhịn ăn có thực sự làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường?

 

PV: Như vậy, việc nhịn ăn hoàn toàn chất bột đường liệu có phải là biện pháp khoa học, tốt cho người tiểu đường?

Bs Lâm Đình Phúc: Trên nguyên tắc, nếu suy nghĩ một cách đơn giản, muốn đường huyết không tăng thì sẽ nhịn ăn, tuy nhiên, đó không phải là hành vi hợp lý. Bởi cơ thể luôn cần năng lượng, trong đó có những cơ quan quan trọng chỉ dùng đường để chuyển hóa như não, hồng cầu… Do vậy, cơ thể luôn phải có một lượng đường để hoạt động, tồn tại, chuyển hóa. Có những người đái tháo đường type 2 chỉ cần ăn uống và luyện tập đúng cách, đường huyết cũng ổn định, nghĩa là khi ăn lượng đường vừa đủ với nhu cầu của cơ thể và tăng cường sử dụng hiệu quả của insulin bằng cách luyện tập thì đường huyết sẽ ổn định. Tuy nhiên, nếu nhịn ăn hoặc hoàn toàn không ăn đường, chỉ ăn chất đạm sẽ dẫn đến thiếu đường cho quá trình chuyển hóa quan trọng các chất đường, đạm… thành các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu kéo dài tình trạng này, cơ thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, hạ đường huyết, suy giảm hoạt động trí tuệ, thể chất…

Bên cạnh đó, lượng đường tăng lên trong máu khi ăn thực phẩm chứa đường phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng ăn vào (có thể thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng ăn ít thì sẽ không tăng đường huyết bằng thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình nhưng ăn nhiều), hay ăn chung với thực phẩm khác, hoặc tùy vào khả năng hấp thu của từng người. Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường không chỉ đơn thuần là đưa trị số đường huyết về bình thường (bằng cách nhịn ăn) mà còn phải giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng được đường để có năng lượng hoạt động. Do đó, để đường huyết kiểm soát tốt, không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, luyện tập quá nhiều mà cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, uống thuốc đầy đủ và sử dụng thêm các thảo dược phù hợp vừa giúp giảm lượng đường trong máu vừa đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, trong thành phần tảo Spirulina giàu chất chống oxy hóa và giàu nguyên tố vi lượng. Đây là nguồn cung cấp chất đạm thực vật tuyệt vời, dễ hấp thụ vào cơ thể và giúp cơ thể dễ tiêu hóa, mà hoàn toàn không chứa cholestrol xấu, giúp cho người bệnh giảm cảm giác đói khi chế độ ăn đang phải giảm tinh bột và chất béo. Có thể nói, việc nghiên cứu sử dụng tảo Spirulina là một trong những thành công của y học hiện nay trong việc phòng ngừa biến chứng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Box sản phẩm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để được biết thêm chi tiết.

Thuốc & TPCN - Nhịn ăn có thực sự làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường? (Hình 2).

 

Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Ngọc Lan

Tại sao người tiểu đường cần làm xét nghiệm chỉ số HbA1c

Thứ 3, 16/01/2018 | 15:00
Đối với bệnh nhân tiểu đường việc kiểm soát đường huyết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý.