Muốn hiến tạng phải tự trả tiền xét nghiệm: Cần tháo gỡ barie cho người hiến

Muốn hiến tạng phải tự trả tiền xét nghiệm: Cần tháo gỡ barie cho người hiến

Đỗ Thị Thơm
Thứ 4, 14/03/2018 | 15:03
5
Một người muốn hiến tủy xương cho bệnh nhân ghép tế bào gốc, đầu tiên họ phải làm bộ xét nghiệm HLA với tổng chi phí trên dưới 20 triệu đồng. Đó là “barie” ngăn nhiều người muốn làm việc thiện.

Ngay sau khi báo Người Đưa Tin đăng tải kiến nghị về sự bất hợp lý khi người hiến tạng đang phải tự chi trả tiền xét nghiệm trước khi hiến, cùng với đó cũng chưa có nguồn để đảm bảo phục hồi sức khỏe cho họ. Chúng tôi đã liên hệ ĐBQH, GS, AHLĐ Nguyễn Anh Trí, người đã có nhiều năm gắn bó với các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng để rõ hơn câu chuyện.

Muốn hiến tạng phải tự trả tiền xét nghiệm: Cần tháo gỡ barie cho người hiến

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng cần phải tháo gỡ sớm về chính sách để khuyến khích người hiến tạng. Ảnh: Quochoi.vn

Muốn hiến tủy xương phải bỏ 20 triệu đồng tiền xét nghiệm

PV: Theo thông tin PV tìm hiểu được, hiện tại người muốn hiến tạng đang phải tự chi nhiều khoản tiền liên quan đến xét nghiệm, phục hồi sức khỏe. Theo ĐBQH, việc này có đi ngược lại xu thế khuyến khích việc hiến tạng cứu người?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Một người đi hiến tạng cứu người mà không được chăm sóc phục hồi sức khỏe là rất không nên. Điều đó ảnh hưởng đến việc kêu gọi, lôi kéo thêm được nhiều người khác tham gia hiến tạng.

Hiến tạng dù bất cứ bộ phận nào cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, việc tiếp tục chăm sóc sau khi hiến là một việc hết sức cần thiết. Bên cạnh đó còn phải phòng các bệnh xuất hiện khi bộ phận cơ thể bị thiếu vắng, không đầy đủ. Chúng ta phải lường trước, đó là khoa học và đó cũng là nhân văn.

Khi vận động hiến mô tạng, chúng ta không chỉ phải quan tâm đến người được ghép mà phải quan tâm đến cả người hiến. Như vậy mới là một hoạt động nhân đạo bền vững. Vì vậy, cần có chính sách hợp lý để có thể vận động nhiều người tham gia hiến bộ phận cơ thể để cứu người.

Tôi đơn cử như một người muốn hiến tủy xương cho bệnh nhân ghép tế bào gốc, việc đầu tiên họ phải làm bộ xét nghiệm HLA. Tổng toàn bộ số tiền xét nghiệm này khoảng 20 triệu đồng. Với những người có điều kiện thì không thành vấn đề. Nhưng số gia đình có điều kiện để thanh toán khoản tiền đó không phải là tất cả. Họ sẵn sàng làm việc thiện là hiến tủy xương nhưng bỏ ra 20 triệu đồng là cả barie quá lớn với nhiều người.

Chính vì thế, cần phải có tháo gỡ chính sách sớm nếu không việc ghép tạng của Việt Nam có thể sẽ bị đình đốn.

PV: Như ông nói là cần phải quan tâm cả người hiến, vậy ông đánh giá ra sao về các kiến nghị của Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (bộ Y tế) là phải điều chỉnh chính sách. Cụ thể người hiến tạng phải được thanh toán toàn bộ chi phí mổ lấy mô, tạng, chi phí chăm sóc hồi phục sức khỏe ngay sau khi hiến tặng và chi phí định kỳ khám sức khỏe ngay tại cơ sở y tế đã hiến tặng hoặc nơi gần nhất (theo yêu cầu của người hiến).

Được cấp thẻ BHYT miễn phí suốt đời kể từ ngày hiến tạng và thẻ BHYT này phải được ưu tiên khám, chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào phù hợp (không bị ràng buộc theo chuyển tuyến), và được thanh toán ở hạng mức cao nhất 100%, thời gian có hiệu lực của thẻ nên kéo dài 3 hoặc 5 năm cấp một lần để hạn chế vất vả cho người hiến tặng?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Như phân tích phía trên về sự cần thiết phải có chính sách phù hợp, vì thế, tại thời điểm này, tôi cho rằng các đề xuất này là đúng và tôi hoàn toàn đồng ý.

Tuy nhiên cần phải nhìn nhận vấn đề có tính “lịch sử” là: Việc vận động để có người hiến mô tạng là hoạt động còn rất mới ở Việt Nam. Cũng giống như hiến máu nhân đạo ở Việt Nam, cách đây mấy chục năm chỉ có người bán và bệnh viện mua về phục vụ cho bệnh nhân. Sau đó, chúng ta học tập quốc tế và nhận ra là phải hiến máu nhân đạo thì mới có máu an toàn. Rồi chúng ta vận động và tổ chức thực hiện, nay đã làm thành công.

Vì hiến tạng là việc rất mới nên cần có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với các cấp các ngành có liên quan để mọi người hiểu và tiến hành các sửa đổi trong những văn bản pháp quy, rồi triển khai trong thực tiễn. Những đề xuất này nên được coi là những đề xuất sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Và bởi vậy, cũng phải có thời gian.

Muốn hiến tạng phải tự trả tiền xét nghiệm: Cần tháo gỡ barie cho người hiến (Hình 2).

Hiến tạng cứu người là một việc làm nhân đạo. Ảnh minh họa

Cần phải tháo gỡ sớm

PV: Vậy theo ĐBQH điểm nghẽn chính sách ở đâu khiến người hiến đang phải chi trả nhiều khoản tiền được cho là bất hợp lý và chưa nhân văn như vậy?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Tôi phải nói thẳng là tại thời điểm này bảo hiểm không thanh toán chi phí trên thì họ không có lỗi vì trong luật chưa quy định. Bản chất của vấn đề là nếu muốn bảo hiểm thanh toán thì phải sửa trong luật Bảo hiểm y tế. Ở thời điểm này, bảo hiểm có cam kết và thực hiện thì cũng sai luật.

Trong thực tiễn, trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người khi nhận ra mâu thuẫn, những điểm chưa phù hợp về chính sách BHYT thì cần phải đề xuất. Đầu tiên là sửa trong luật BHYT, sau đó BHXH mới có cơ sở để thực hiện.

PV: Thưa đại biểu, nếu sửa luật, chúng ta liệu có làm được ngay không?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Muốn sửa luật là phải Quốc hội sửa và thông qua. Vì vậy, bộ Y tế cần kiến nghị Quốc hội sửa luật này. Tuy nhiên, tôi nhận thấy sửa luật thì việc thực hiện sẽ khó khăn và chắc chắn Quốc hội sẽ phải “đau đầu” bàn tính.

PV: Đại biểu có thể phân tích rõ hơn nhận định trên?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Hiện tại, chi phí mua bảo hiểm y tế hiện tại quá thấp nên bảo hiểm khó còn phần dư để chi trả cho việc hiến, ghép tạng. Khi nhu cầu hiến, ghép tạng ngày càng tăng cao thì bảo hiểm có thể không đủ sức để chi trả.

Cũng cần nói thêm, bảo hiểm không chỉ trả chi phí dịch vụ y tế cho người hiến mà cả người ghép cũng phải được chi trả. Bởi vì ghép tạng, ghép tế bào gốc… cũng là một phương pháp điều trị.

Nếu tính tỷ lệ chi cho thuốc điều trị và ghép, tôi cho rằng cũng tương đương. Tôi ví dụ với những người có bệnh về máu mà điều trị bằng hóa chất, bằng thuốc nhắm đích, mỗi tháng họ nhận một lượng thuốc khoảng 50 triệu đến gần 100 triệu đồng (tùy bệnh, tùy phác đồ, tùy loại thuốc), đều đặn như vậy và không biết bao giờ chấm dứt. Vậy thì ghép tế bào gốc mà chữa trị được bệnh còn đỡ tốn kém chi trả hơn.

Quay trở lại câu chuyện về việc cần thay đổi chính sách để người hiến, ghép tạng được bảo hiểm chi trả, đầu tiên là luật phải cho phép bảo hiểm chi trả. Tiếp đó, nguồn tiền từ đâu thì phải tính toán. Theo tôi suy nghĩ, có lẽ sẽ có một trong 2 cách:

Cách thứ nhất là thay đổi bằng: Mua bảo hiểm theo mệnh giá và thanh toán phải theo trần mệnh giá (mua mệnh giá bao nhiêu thì được thanh toán cả người ghép và người hiến tạng để ghép cho người đó). Điều này phải được cam kết trong luật.

Cách thứ hai là tính toán số lượng ca ghép và hiến hàng năm có nhu cầu, rồi đề xuất lên Chính phủ để Chính phủ cấp kinh phí; và nên chuyển cho bảo hiểm chi trả số tiền đó cho người hiến và ghép tạng.

Xin cảm ơn đại biểu về cuộc trao đổi! 

Thực trạng bất hợp lý: Muốn hiến tạng phải tự trả tiền xét nghiệm

Thứ 2, 12/03/2018 | 07:33
Hiện tại, có rất nhiều người đến trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để đăng ký hiến tặng mô, tạng vô danh, không vụ lợi. Tuy nhiên, các chi phí cho việc xét nghiệm những chỉ số có phù hợp để hiến mô, tạng thì người hiến phải tự chi trả.

Người hiến tặng mô, tạng được quỹ bảo hiểm chi trả những gì?

Thứ 3, 13/03/2018 | 10:00
Người hiến tặng mô, tạng sẽ được cấp thẻ BHYT và khi họ bị ốm đau, bệnh tật, quỹ bảo hiểm sẽ chi trả cho họ. Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tính từ ngày người đã hiến bộ phận cơ thể ra viện.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc sau khi ăn "kẹo lạ"

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:56
Sau khi ăn kẹo "lạ", hàng chục học sinh Trường THCS Hành Tín Tây (Quảng Ngãi) có biểu hiện ngộ độc phải đến Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, theo dõi.

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Quảng Ninh: Sức khỏe của 33 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:03
Đây là các học sinh tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Các cháu bị đau bụng, buồn nôn sau bữa cơm trưa tại trường.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.
     
Nổi bật trong ngày

Xử phạt phòng khám vi phạm quy định khám chữa bệnh, bị đình chỉ hoạt động 2 tháng

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:00
Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lậu, sau đó bác sĩ thực hiện cắt bao quy đầu và “vẽ” thêm bệnh, yêu cầu người nhà đóng hơn 60 triệu đồng.

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.

Dịch cúm gia cầm: Chưa có vắc-xin phòng, tỉ lệ tử vong cao

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:59
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra, cần sự phối hợp liên ngành chủ động, chặt chẽ, thường xuyên.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...