Lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên: Bình Nhưỡng ứng phó ra sao với

Lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên: Bình Nhưỡng ứng phó ra sao với "đòn chí tử"?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 12/09/2017 | 13:42
0
Trong suốt 20 năm qua, Mỹ đã luôn tìm cách ngăn chặn Triều Tiên "né" lệnh trừng phạt, thế nhưng quốc gia châu Á này vẫn khéo léo một một cách tài tình.

Trong vài tháng gần đây, thế giới đã chứng kiến ​​sự tăng tiến vượt bậc về năng lực vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Nhưng thực tế là trong suốt 20 năm qua, cộng đồng quốc tế đã luôn vất vả trong việc ngăn chặn nỗ lực của quốc gia châu Á.

Liên Hợp Quốc đã đưa ra những biện pháp gì?

Hồ sơ - Lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên: Bình Nhưỡng ứng phó ra sao với 'đòn chí tử'?

Liên Hợp Quốc đã rất tích cực trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt, nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Năm 2006 - sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) cấm các hoạt động “cung cấp, buôn bán hoặc chuyển nhượng” các “mặt hàng, vật tư, thiết bị, hàng hóa và công nghệ”, mà có thể phục vụ cho chương trình tên lửa của nước này.

Nỗ lực ngăn chặn việc mua lại công nghệ tên lửa của Triều Tiên được thực hiện bởi một số quốc gia - đặc biệt là Mỹ - đã được tiến hành từ những năm 1990.

Không những vậy, các biện pháp trừng phạt từ LHQ thậm chí còn mở rộng hơn bằng cách đề ra các rào cản pháp lý tiêu chuẩn đối với tất cả các nước thành viên có liên hệ với Triều Tiên.

Những biện pháp này được LHQ gọi là các biện pháp trừng phạt “phổ quát”. Theo đó, nó có nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các nước trên thế giới cần phải tuân theo.

Mỗi quốc gia sẽ có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi biên giới của mình. Các vấn đề, sản phẩm, linh kiện liên quan đến tên lửa, hạt nhân và công nghệ quân sự sẽ được điều chỉnh thông qua hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc gia.

Với yêu cầu này, Chính phủ các nước phải cấp giấy phép xuất khẩu đối với một số mặt hàng và công nghệ có tính chất đặc biệt.

Nó cho phép các nước có thể cân nhắc về rủi ro và giảm thiểu các mục đích sử dụng không mong muốn đối với các mặt hàng có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc các chương trình vi phạm nhân quyền.

Trên thực tế, một hệ thống kiểm soát xuất khẩu tương tự như vậy đã được nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2004.

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, nhiều quốc gia phát triển vẫn vật lộn trong việc thực hiện và thực tế nó không gây nhiều ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

Nguồn gốc công nghệ tên lửa Triều Tiên

Một trong những yếu tố giúp hạt nhân Triều Tiên phát triển xuất phát từ sự coi trọng tích lũy công nghệ từ các quốc gia khác.

Triều Tiên bắt đầu bằng cách nhập khẩu các hệ thống tên lửa từ nước ngoài và tìm cách sao chép, hoặc cải tiến thành các phiên bản của riêng mình.

Ví dụ, sau khi mua sắm tên lửa Scud tầm ngắn từ Ai Cập vào cuối những năm 1970, Triều Tiên đã dành nhiều năm sau đó để tiến hành nghiên cứu phân tích công nghệ bên trong.

Hồ sơ - Lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên: Bình Nhưỡng ứng phó ra sao với 'đòn chí tử'? (Hình 2).

Công nghệ tên lửa Triều Tiên tiến bộ từ việc học hỏi công nghệ từ các nước khác.

Đến thập niên 1990, dựa trên những tìm tòi và khám phá trước đó, người ta chứng kiến Triều Tiên phát triển Nodong, một thiết kế được cho là cải tiến từ Scud.

Từ thành công bước đầu, một loạt các loại tên lửa tầm xa mới khác tiếp tục được Bình Nhưỡng hoàn thiện vào giữa những năm 2000.

Bắt đầu vào năm 2012, chính quyền Kim Jong-un đề ra các kế hoạch tăng tốc chương trình tên lửa.

Chỉ tính trong năm nay, Bình Nhưỡng được cho là đã thử nghiệm bốn tên lửa mới nhất, trong đó có một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, một số tên lửa đạn đạo tầm trung gian, cũng như một tên lửa liên lục địa.

Trong khi đó, cuộc thử nghiệm hạt nhân lần 6 được tiến hành vào đầu tháng được coi là cột mốc đáng nể.

Rõ ràng Triều Tiên đã thể hiện họ là một quốc gia rất giỏi trong việc học hỏi, ứng dụng từ các mẫu vật bên ngoài, nhằm hoàn thiện sản phẩm của riêng minh.

Một báo cáo của LHQ hồi năm 2013 dựa trên các mảnh vỡ thu thập được từ tên lửa Triều Tiên chỉ ra, các linh kiện trong đó có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ. Bên cạnh đó, một phần giống với các bộ phận trong tên lửa Scud và các tên lửa cổ điển của Liên Xô.

Hình ảnh trong các buổi thăm nhà máy phục vụ cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng cho thấy, nước này đang nắm trong tay các hệ thống công cụ máy rất hiện đại.

Những tranh cãi gần đây về nguồn gốc tên lửa của Triều Tiên có xuất phát từ công nghệ của Ukraine, hoặc của Nga hay không đang càng chứng minh thêm sự thật về khả năng làm chủ công nghệ tài ba của quốc gia châu Á.

Cách thức “lách luật” ...

Để thực hiện những tiến bộ trong chương trình tên lửa của mình, Triều Tiên phải tìm cách thoát khỏi các biện pháp trừng phạt, sự giám sát quy mô lớn của cộng đồng quốc tế.

Hồ sơ - Lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên: Bình Nhưỡng ứng phó ra sao với 'đòn chí tử'? (Hình 3).

Trung Quốc được cho là âm thầm giúp đỡ một cách gián tiếp cho Triều Tiên.

Theo The Conversation, cách thức mua sắm mà Triều Tiên thường sử dụng đó là lập các công ty ẩn danh và gắn nhãn hàng hóa thành những vật phẩm thông thường.

Báo cáo của LHQ năm 2017 lưu ý, kỹ xảo này của Triều Tiên đang “tăng dần về quy mô, phạm vi và tính phức tạp”.

Hoạt động mua sắm vũ khí của Triều Tiên diễn ra hết sức tự nhiên. Theo một nghiên cứu, bất chấp các lệnh trừng phạt, nước này vẫn có quan hệ giao dịch với hơn 60 quốc gia.

Do sự gần gũi về địa lý, mối quan hệ lịch sử và liên kết kinh doanh rộng lớn, Trung Quốc đóng vai trò lớn nhất trong số này.

Một loạt các tiết lộ vào đầu năm 2017 đã chứng minh rằng, các nhà sản xuất Trung Quốc và công ty liên doanh Trung Quốc- Triều Tiên đang được hưởng lợi trong chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng khi cung cấp máy công cụ, linh kiện và nguyên vật liệu cho quốc gia láng giềng.

Ảnh hưởng của biện pháp trừng phạt?

Sau rất nhiều năm hoạt động của cộng đồng quốc tế, song dường như không thể cản bước được Triều Tiên, các nhà quan sát đang đặt ra câu hỏi, phải chăng các biện pháp trừng phạt từ LHQ đã thất bại?

Câu hỏi này được cho là khó trả lời. Mục tiêu chính của lệnh trừng phạt áp đặt về công nghệ của LHQ là làm chậm lại và ngăn chặn sự phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Thế nhưng, các thử nghiệm tên lửa liên lục địa gần đây chứng minh rõ ràng, các biện pháp này dường như đã không còn hữu hiệu.

Dẫu vậy, về cơ bản, các lệnh trừng phạt được cho là khá hữu ích ở một khía cạnh nào đó. Nó đã góp phần khiến Triều Tiên gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn công nghệ từ nước ngoài.

Mỹ có xu hướng muốn cô lập Triều Tiên về kinh tế, cũng như cắt đứt khỏi các sợi dây liên kết với cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, mạng lưới ẩn danh rộng lớn đang phủ khắp toàn cầu mà được chính Trung Quốc hậu thuẫn lại tỏ ra khá thích nghi và linh hoạt.

Điều đó làm cho mọi nỗ lực trong lệnh trừng phạt mới mà Washington đề xuất trong tuần này bao gồm một lệnh cấm vận dầu, đóng băng tài sản nước ngoài hay cấm người lao động Triều Tiên có thể vẫn không mang lại kết quả như mong muốn.

3 lý do bất ngờ khiến lệnh cấm vận dầu của Mỹ vô dụng với Triều Tiên

Thứ 3, 12/09/2017 | 06:00
Kế hoạch của Mỹ trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng thông qua các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn dường như sẽ thất bại một lần nữa.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.