Lên xứ Lạng tìm linh vật trừ tà, cầu phúc

Lên xứ Lạng tìm linh vật trừ tà, cầu phúc

Chủ nhật, 14/04/2013 | 14:34
0
Một số vùng dân tộc thuộc tỉnh Lạng Sơn vẫn lưu giữ một tập tục kỳ lạ. Đó là thờ chó đá - linh vật trừ tà, cầu phúc. Họ coi chó đá như một linh vật có thể xua đuổi ma quỷ, hóa giải kiêng kỵ, đem lại may mắn và trông nhà, giữ của.

Thờ chó đá

Theo khảo sát của chúng tôi, một số dân tộc Tày, Nùng, Dao... sinh sống rải rác tại các huyện của tỉnh Lạng Sơn vẫn còn lưu giữ được tục thờ chó đá độc đáo này. Trong số đó, huyện Lộc Bình còn nhiều hộ giữ được tập tục này hơn cả.

Tập tục này tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn được coi là đậm nét nhất. Hầu như nhà nào cũng có con chó đá canh cổng. Chó đá được tạc to như chó thật. Hai chân trước đứng hiên ngang, hai chân làm trụ theo thế đứng bệ vệ. Tuy nhiên, dáng chó đá được ưa thích nhất chính là thế phục mồi, mồm và mắt chúng phải nhìn nhằm vào một điểm, sẵn sàng tư thế tấn công.

Dân làng dù giàu hay nghèo cũng cố gắng sắm được một con chó đá đặt trước cửa để đón tài, đón lộc. Đặc biệt, đối với những thành viên trong gia đình, khi họ chuyển ra sống riêng đều phải tạc hoặc mua lấy một con chó đá để giữ cửa, giữ nhà, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Người nghèo thì cố gắng đục đẽo những tảng đá đẹp thành hình con chó. Để biến những tảng đá nặng hàng chục cân thành con chó đá uy nghi họ phải bỏ ra rất nhiều công sức trong nhiều ngày ròng rã. Những người giàu thường mua những con chó đá được những người thợ chuyên nghiệp chế tác thành. Họ thường mua chó đá ở Yên Trạch (Đồng Đăng, Lạng Sơn), những nghệ nhân này điêu khắc rất đẹp, hơn nữa họ còn tráng men bóng lộn, giá cũng chỉ khoảng hai triệu đồng/con. Ngoài việc làm linh vật giữ cửa, giữ nhà thì nó còn là vật trang trí cho ngôi nhà.

Lạ & Cười - Lên xứ Lạng tìm linh vật trừ tà, cầu phúc

Chó đá được đặt ở trước cổng "bảo tàng" của dòng họ Vi tại thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Linh vật trừ tà, cầu phúc

Theo quan niệm của họ, chó là con vật giữ cửa giữ nhà và xua đuổi ma quỷ. Người dân tộc Dao luôn coi chó là con vật thiêng liêng nhất đối với tổ tiên của họ. Theo ông Lý Văn Tài, một thầy mo nổi tiếng của dân tộc Dao cho hay: "Con chó được gắn với những câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc chúng tôi. Chính vì vậy, dân tộc chúng tôi không bao giờ ăn thịt chó. Chúng tôi quan niệm rằng, chó là loài xua đuổi quỷ dữ và đem lại cuộc sống bình yên cho chúng tôi". Trong tiếng Tày: "Tua mua" được dịch ra là con chó. Chính vì vậy, người dân tộc Tày thường đeo nanh chó hoặc móng chó trên người để phòng trừ ma quỷ.

Một số người dân còn có cách hóa giải những điểm kiêng kỵ bằng cách đặt con chó đá trước cửa. "Khi hướng nhà có một con đường đâm thẳng vào nhà hoặc đường làng, ngõ xóm đối diện với cửa nhà sẽ bị người ngoài nhìn thẳng vào trung tâm nhà, người ngoài sẽ nắm được những bí mật của gia đình họ. Họ cũng kiêng việc có đình chùa, miếu mạo dựng ở hướng trước nhà. Chính vì vậy, chủ nhà thường dùng một con chó đá chôn trước cửa hoặc treo một chiếc gương ngay trước cửa để hóa giải những điều kiêng kỵ", ông Tài giải thích.

Chính vì vậy, người dân thờ cúng chó như một linh vật thiêng liêng trong đời sống tâm linh. Vào những ngày lễ, tết, chó đã được chăm sóc đặc biệt: Tắm chó, trang điểm cho chó và làm lễ cúng chó. "Những ngày rằm, mùng một, những người dân nơi đây lại lấy nước mưa hoặc nước đun lá bưởi để tắm rửa cho chó đá. Có gia đình còn lấy một lá trầu không quệt sẵn vôi và miếng cau khô, một nén hương, đặt trước mõm chó đá. Gia đình nào có điều kiện còn có thêm đĩa thịt lợn sống, một bát rượu men lá. Vào ngày lễ tết, chó đá còn được tặng bao lì xì. Khi đó gia chủ sẽ chắp tay vái lạy, mời thần chó về ăn cỗ sẽ đem lại may mắn".

Lạ & Cười - Lên xứ Lạng tìm linh vật trừ tà, cầu phúc (Hình 2).

Theo quan niệm của người dân nơi đây, chó đá còn có sứ mệnh canh giữ, bảo vệ dòng họ, quý tộc. Ông Hoàng Văn Báo, người trông coi biệt phủ Vi Văn Định, ở thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn cho rằng: "Khi con cháu dòng họ Vi về dựng lại khu trưng bày về dòng tộc, nhà họ Vi vẫn không quên đặt con chó đá trước cửa. Theo quan niệm của người xưa, chó đá có thể bảo vệ dòng họ, giúp cho dòng họ luôn thịnh". Ông Báo cho rằng, con cháu dòng họ Vi có rất nhiều người làm quan to, chức trọng khắp cả nước.

Việc thờ chó đá không chỉ là tín ngưỡng đa thần mà còn là nét văn hóa thờ đá độc đáo của người Việt cổ. Người dân địa phương quan niệm rằng, đá sẽ đem lại may mắn cho họ. Chính vì vậy, mỗi khi đi xa, họ lại đem theo một viên đá nhỏ ở con suối gần nhà để tránh khỏi ốm đau, bệnh tật khi phải đến một nơi khác và lạ đất, lạ nước. Sự thờ cúng này cũng do tâm lý lo sợ trước những thế lực vô hình mà họ chưa thể lý giải được. Họ thường thờ những địa hình hiểm trở, như tảng đá to chẳng hạn. Hơn thế nữa, cộng đồng người Tày còn có tục thờ đá khá thú vị: Những đứa trẻ ốm yếu thường sẽ được gia đình tổ chức một buổi lễ "nhận đá làm cha". Sau khi mời thầy mo, thầy cúng để cầu cúng thổ địa, tổ tiên để tìm tảng để nhận làm cha. Chính vì vậy, những đứa trẻ ấy sẽ gọi đá là "bố". Từ đó, chúng không được gọi bố là bố nữa mà phải gọi tránh đi bằng "chú", gọi mẹ là "cô". Họ quan niệm, khi đó đứa trẻ sẽ tránh khỏi xung khắc với bố mẹ hoặc tránh được những nghiệp chướng tổ tiên họ để lại. Đây chính là tâm lý về thuyết nhân - quả, luân hồi ảnh hưởng rõ rệt đối với cộng đồng người dân tộc vùng cao này. Một tín ngưỡng ảnh hưởng của đạo Phật.

Theo ông Báo, ngày xưa, phong tục thờ chó đá ở một số làng còn phong phú hơn, trừ những ngày rằm, mùng một dân làng thường đến con chó đá ở cổng làng để cầu cúng. Thậm chí những đôi trai gái yêu nhau bị trắc trở hoặc do xung đột, cãi vã giữa các cặp vợ chồng cũng đến xin "thần khuyển" soi xét.     

Chó đá có thể hóa giải cấm kỵ?

Học giả Đào Duy Anh có viết trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương rằng: "Cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đừng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không nên để cho có con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước nhà. Nếu bất đắc dĩ không thể tránh được những điều cấm kỵ ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá...".    

Hoàng Thế Tào

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Tục thờ chó đá và lời thề trai gái hai làng không kết duyên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Trải qua hàng trăm năm, trai gái hai làng Địch Vĩ và Hát Môn không bao giờ được lấy nhau.

Chợ đá – thuở hoàng kim và lúc suy tàn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Chợ có đến chục sạp hàng to nhỏ, bày ra cái mặt bàn con, trên rải đầy các loại đá quý.

Con gái của cướp biển lập chùa cầu phúc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Nghe dân đảo kể rằng ở mạn Tây của Hòn Đốc (quần đảo Hải Tặc) vẫn còn con gái của thành viên băng cướp “Cánh Buồm Đen”, tôi tò mò muốn gặp cho kỳ được. Chính con gái của hải tặc đã đích thân xây nên ngôi chùa trên quần đảo cướp biển: Chùa Sơn Hòa Tự, từ hơn nửa thế kỷ trước.

Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận

Thứ 6, 12/04/2013 | 11:30
Bằng nghị lực phi thường và sự ham học, những học sinh, sinh viên khuyết tật đã vượt lên số phận trở thành những tấm gương sáng cho các bạn trẻ.

Đi tìm 'vắc - xin thảo dược' ở xứ Mường

Thứ 4, 10/04/2013 | 15:18
Những người dân tộc Mường ở xã Phong Phú (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có những phương thuốc đặc biệt giúp cho việc sinh con khỏe mạnh. Đó là những phương thuốc giúp dưỡng sinh thai nhi từ trong bụng mẹ, bài thuốc dễ đẻ, bài thuốc chăm sóc trẻ sau khi sinh.

Săn gà ‘chính chủ Bắc Giang’ ở biên giới Lạng Sơn

Thứ 6, 04/01/2013 | 16:29
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang. UBND TP Hà Nội và Bắc Giang sẽ xây dựng kế hoạch và ký thỏa thuận về việc cung ứng gà an toàn cho Hà Nội. Tuy nhiên, tình hình gà giống, gà thải loại nhập lậu từ biên ải Lạng Sơn về xứ gà đồi Bắc Giang vẫn đang diễn ra nhức nhối từng ngày.