Làm ăn bết bát, doanh nghiệp vẫn hút nhà đầu tư nhờ... đất vàng

Làm ăn bết bát, doanh nghiệp vẫn hút nhà đầu tư nhờ... đất vàng

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 2, 02/10/2017 | 06:00
0
Câu chuyện cổ phần hóa (CPH) Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) gây xôn xao dư luận thời gian qua đã hé lộ nhiều bất cập về công tác quản lý ở những thương vụ CPH doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt những doanh nghiệp có sở hữu đất vàng.

Kịch bản cũ

Đầu tiên phải kể đến sự việc hàng loạt nghệ sĩ của VFS lên tiếng về thực trạng của hãng này sau hơn một năm CPH. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy Việt Nam (Vivaso) không giữ đúng cam kết về đầu tư làm phim mà thu gọn địa điểm sản xuất phim để mở nhà hàng, khách sạn tại trụ sở VFS ở số 4 Thụy Khuê, Hà Nội.

Sự việc gây xôn xao dư luận với nhiều dấu hỏi nhận định về động cơ thật sự của Vivaso khi thâu tóm Hãng phim Truyện Việt Nam càng thêm được củng cố.

Còn nhớ, năm 2016 VFS tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và Vivaso – một doanh nghiệp vận tải không liên quan gì đến nghệ thuật đã trở thành cổ đông lớn nhất, với tỷ lệ sở hữu lên tới 65% cổ phần, tương đương 32,5 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ cần bỏ ra mấy chục tỷ đồng, đại gia Nguyễn Thủy Nguyên – Chủ tịch Vivaso đã nắm quyền chi phối cả hãng phim, cũng như nắm thêm quyền tại hàng loạt khu đất vàng với giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng mà hãng này đang quản lý.

Khi đó dư luận đã đồn đoán rằng động cơ thật sự của ông chủ Vivaso không phải là làm phim mà chỉ thông qua thương vụ CPH để thâu tóm đất vàng.

Đó là khu đất trụ sở rộng 5.450m2 tại số 4 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội); Kho chứa đạo cụ rộng hơn 900m2 tại ngõ 151 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình); Kho chứa vật liệu nổ, đạo cụ, trường quay phim rộng gần 6.400m2 tại Đông Anh và khu đất 1.200 m2 tại quận 1 (TP.HCM).

Bất động sản - Làm ăn bết bát, doanh nghiệp vẫn hút nhà đầu tư nhờ... đất vàng

Vụ việc Vivaso mua Hãng phim truyện Việt Nam dấy lên nhiều đồn đoán về động cơ thâu tóm đất vàng số 4 Thụy Khuê của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên .

Điều đặc biệt, cuối năm 2014, Vivaso cũng đã từng bị thâu tóm bởi một DN kinh doanh bất động sản là Công ty Liên hợp Xây dựng Vạn Cường (Vạn Cường). Hiện, Vạn Cường là cổ đông lớn nhất của Vivaso và sở hữu hơn 70% cổ phần tại tổng công ty này.

Ông Nguyễn Thủy Nguyên trở thành chủ tịch Vivaso sau thương vụ Vạn Cường mua Vivaso, đồng thời được kế thừa nhiều khu đất vàng của Vivaso gồm các cảng sông lớn nhất miền Bắc như cảng Hà Nội, cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc, cảng Hòa Bình, cảng Hà Bắc... và trụ sở Vivaso tại số 158 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội với diện tích gần 800m2, ước tính mỗi mét đất tại đây có giá lên tới hơn 100 triệu đồng.

Sau khi mua lại Vivaso, ông Nguyên chủ yếu vận hành DN này thông qua các hoạt động cho thuê trụ sở, kho bãi, không thấy bất cứ thông tin nào về đầu tư phát triển liên quan đến vận tải thủy.

Kịch bản này cũng được cho là khá quen thuộc đối với nhiều thương vụ CPH DN Nhà nước khác. Nó cũng lý giải vì sao nhiều DN Nhà nước không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, thậm chí làm ăn bết bát nhưng khi lên sàn vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư.

Đó chính là trường hợp của Tổng công ty Rau quả, Nông sản (Vegetexco), một doanh nghiệp mà Tập đoàn T&T của bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển) nắm quyền chi phối trở thành nhà đầu tư chiến lược của công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà (VietHa Corp) năm 2016. Hiện tại, VietHa Corp sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như bia Việt Hà, bia Halida, bánh mứt kẹo Hà Nội, bánh kẹo Tràng An, cùng với đó là quỹ đất lên tới 26.292 m2 tại Hà Nội.

Tương tự là vụ việc Thaigroup của bầu Thụy chi hơn 1.000 tỷ đồng trong cuộc chạy đua gay cấn để mua 52% cổ phần tại công ty cổ phần Du lịch Kim Liên (sở hữu Khách sạn Kim Liên).

Nhiều lỗ hổng

Từ đây, mối lo ngại về nguy cơ đất vàng bị thâu tóm thông qua con đường nắm quyền cổ đông chiến lược khi doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa là có cơ sở.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, TS. Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng: “Đang có một lỗ hổng quá lớn trong việc quản lý nguồn đất công giao cho các DN có vốn Nhà nước. Sau cổ phần hóa, nếu các mảnh đất vàng đó DN vẫn dùng thì họ chẳng có lợi ích gì, nhưng nếu họ chuyển mục đích sang đất dự án xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại… thì đáng lẽ phải định giá đúng giá thị trường. Muốn vậy phải đấu giá công khai, chứ nếu chỉ tự xác định giá thì xác định theo cơ sở nào…”.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền (GĐ công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) chia sẻ: "Một trong những lỗ hổng của luật là bắt đấu giá cổ phần công khai nhưng luật lại cho phép DN bán cổ phần cho cổ đông chiến lược.

Đây chính là câu chuyện công ty vận tải thủy mua Hãng phim Truyện Việt Nam. Vận tải thủy thì biết gì về phim, tại sao lại làm cổ đông chiến lược của hãng phim? Phải chăng mục đích của họ không phải là phim ảnh gì mà chẳng qua chỉ là ở chỗ mảnh “đất vàng”?”.

Tại buổi họp báo về tình hình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) năm 2017, do Bộ Tài chính vừa tổ chức ngày 27/9 tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng cục Tài chính doanh nghiệp (bộ Tài chính) thừa nhận có lỗ hổng trong quản lý đất đai của quá trình CPH. “Tới đây, luật quản lý tài sản công sẽ quản lý chặt chẽ hơn đối với tài sản này, nhất là đối với CPH các doanh nghiệp lớn” - ông Tiến nói.

Đại diện bộ Tài chính cũng cho biết, Bộ này đang xây dựng dự thảo Nghị định về CPH DNNN, trong đó sẽ có quy định với một số ngành nghề kinh doanh, điều kiện chọn cổ đông chiến lược là phải cùng ngành nghề. Để trở thành nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp CPH trong thời gian ít nhất 3 năm...

 

Cổ phần hoá hãng Phim truyện VN: 32,5 tỷ chi phối 14.000m2 đất vàng

Thứ 6, 22/09/2017 | 13:00
Chỉ sau 11 ngày đăng thông báo tìm nhà đầu tư chiến lược, Vivaso là đơn vị duy nhất "ngỏ lời", đáp ứng các cam kết mà bộ VH,TT&DL đặt ra. Nghiễm nhiên, Vivaso "một mình một chợ", thong dong trở thành ông chủ mới của hãng Phim truyện Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu thanh tra quá trình cổ phần hoá hãng Phim truyện Việt Nam

Thứ 6, 22/09/2017 | 07:34
“Quan trọng nhất là phải minh bạch, công khai, do đó tôi đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá hãng Phim truyện Việt Nam. Bộ VHTT&DL, bộ Tài chính, bộ Khoa học và Công nghệ phải bắt tay thực sự vào việc xác định giá trị thương hiệu của VFS”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Cổ phần hóa hãng Phim truyện Việt Nam: Vivaso trả lời vòng vo, đánh tráo khái niệm?

Thứ 5, 21/09/2017 | 05:30
Trước những ý kiến trái chiều về việc cổ phần hoá tại hãng Phim truyện Việt Nam, lãnh đạo mới của hãng Phim đã có buổi đối thoại công khai với các nghệ sĩ đang làm việc tại đây.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Thanh Hóa: Dự án du lịch biển Hải Hòa xin điều chỉnh lần thứ 8

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:41
Trong lần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư lần thứ 8, dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được điều chỉnh về tiến độ, vốn đầu tư và diện tích.

VCCI: Quy trình thẩm định giá bán nhà ở xã hội chưa đảm bảo công bằng

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:14
Theo VCCI, việc yêu cầu ký lại hợp đồng và hoàn lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng cho chủ đầu tư và cả khách hàng.

Hải Phòng: Dự án giao thông nghìn tỷ chậm tiến độ vì thiếu cát san lấp

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:19
Nhà thầu thi công Dự án đường nối tỉnh lộ 354 đến đường bộ ven biển địa bàn huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng chậm tiến độ trung bình hơn 1,5 tháng vì thiếu cát san lấp.
     
Nổi bật trong ngày

VCCI: Quy trình thẩm định giá bán nhà ở xã hội chưa đảm bảo công bằng

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:14
Theo VCCI, việc yêu cầu ký lại hợp đồng và hoàn lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng cho chủ đầu tư và cả khách hàng.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng: Dự án giao thông nghìn tỷ chậm tiến độ vì thiếu cát san lấp

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:19
Nhà thầu thi công Dự án đường nối tỉnh lộ 354 đến đường bộ ven biển địa bàn huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng chậm tiến độ trung bình hơn 1,5 tháng vì thiếu cát san lấp.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.