Hợp nhất bằng ĐH chính quy - tại chức: Sẽ bùng phát học tại chức bằng mọi giá?

Hợp nhất bằng ĐH chính quy - tại chức: Sẽ bùng phát học tại chức bằng mọi giá?

Đỗ Thị Thơm
Thứ 2, 11/12/2017 | 07:33
1
Đó là nhận định của ĐB Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về dự thảo luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) với việc không ghi hình thức đào tạo ĐH chính quy hay tại chức trên văn bằng.

 

Giáo dục - Hợp nhất bằng ĐH chính quy - tại chức: Sẽ bùng phát học tại chức bằng mọi giá?

ĐB Phạm Tất Thắng: "Không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng có thể làm bùng phát làn sóng mới là đi học ĐH tại chức bằng mọi giá." Ảnh: D.Thu

PV: Quan điểm của ông về quan điểm không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng trong dự thảo luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) đang được bộ GD&ĐT lấy ý kiến.

ĐB Phạm Tất ThắngLuật quy định không phân biệt hình thức đào tạo, không phân biệt các loại hình trường nhưng xã hội lại rất phân biệt. Thậm chí, nhiều địa phương, cơ quan không tuyển người có bằng học theo hình thức đào tạo tại chức.

Theo tôi hiểu, cơ quan quản lý đề xuất như vậy vì họ muốn tạo điều kiện cho người học, dù học bất cứ hình thức nào ra trường đều có cơ hội như nhau. Nhưng thực tế, chất lượng đào tạo giữa các trường công, trường công với tư, giữa các hình thức đào tạo là khác nhau. Nếu tạo công bằng cho người học thì lại không công bằng với đơn vị quản lý, tuyển dụng lao động.

Một điều nữa là phổ điểm đầu vào các trường đã rất khác nhau. Điểm đầu vào 30 điểm phải khác với đầu vào 12,13 điểm. Chất lượng người học chắc chắn cũng có sự khác nhau. Đó là với hệ đào tạo chính quy còn với hệ đào tạo tại chức còn có sự khác biệt lớn. Và cơ quan tuyển dụng có quyền biết người được tuyển dụng học trường nào, hình thức đào tạo ra sao.

PV: Như ông nói ở trên, rõ ràng chất lượng đào tạo của hai hình thức đang có sự khác biệt rất lớn. Dư luận e ngại là nếu không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng có thể sẽ tạo nên trào lưu ồ ạt học ĐH tại chức, ông nhận định ra sao về e ngại này?

ĐB Phạm Tất Thắng: Tôi cho rằng e ngại, lo lắng này là có cơ sở. Bởi vì thực tế, nguồn thu của các trường ĐH chủ yếu là qua đào tạo, trong đó có đào tạo tại chức, đào tạo không tập trung. Trước đây, nhiều trường đã mở đào tạo tại chức ồ ạt rồi. Cơ quan quản lý đã phải mất rất nhiều nỗ lực mới tạm đưa đào tạo ĐH không tập trung vào nề nếp. Nếu bây giờ, bộ GD&ĐT không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng có thể làm bùng phát làn sóng mới là đi học ĐH tại chức bằng mọi giá.

PV: Lý giải với báo chí về việc đề xuất không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng, bộ GD&ĐT cho rằng muốn tạo sự công bằng, để các trường có trách nhiệm với bằng phát ra. Nhưng dư luận cho rằng, trước tiên, Bộ nên làm tốt việc kiểm soát năng lực, chất lượng đào tạo trước khi thực hiện việc này. Ông bình luận gì về điều này?

ĐB Phạm Tất Thắng: Đòi hỏi của dư luận là hoàn toàn đúng. Để chất lượng các loại hình đào tạo như nhau là đích phải hướng tới, tuy nhiên, bây giờ chất lượng đào tạo của các hệ thực sự chưa như nhau. Vì vậy, trách nhiệm của Bộ cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiểm định chất lượng, xử lý nghiêm các vi phạm để làm sao, các trường đào tạo đúng khả năng, năng lực của họ chứ không phải đào tạo ồ ạt, chỉ quan tâm số lượng.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Đỗ Thơm

Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức: Không yên tâm chất lượng!

Chủ nhật, 10/12/2017 | 07:01
Việc hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức là không thể yên tâm về chất lượng. Đó là ý kiến của ĐBQH Cao Đình Thưởng về việc hợp nhất bằng ĐH của bộ GD&ĐT.

Hợp nhất bằng ĐH: Bộ GD&ĐT lo “nồi cơm” của các trường, bỏ quyền lợi người học?

Thứ 7, 09/12/2017 | 07:06
Từng có câu “Dốt như chuyên tu, ngu (hay tù mù) như tại chức” nhưng đào tạo tại chức là “nồi cơm” của nhiều trường đại học. Hợp nhất bằng chính quy và tại chức sẽ thiệt thòi cho người học thật.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:18
Việc đăng ký thử nhằm giúp các thí sinh tập dượt, làm quen với việc đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn...
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hôm nay thời tiết có mát mẻ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (24/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.