Khi quyền lợi của thí sinh không được đặt lên hàng đầu

Khi quyền lợi của thí sinh không được đặt lên hàng đầu

Thứ 4, 09/08/2017 | 06:30
0
5 lần gửi đơn khiếu nại về một đáp án trong đề thi tiếng Anh, thí sinh muốn “đòi lại” có lẽ không chỉ là 0,2 điểm mà là lời giải thích thỏa đáng, xứng với niềm tin về sự công bằng trong giáo dục.

Trong những năm tháng học phổ thông, tôi và các bạn cùng lớp đã hơn một lần phát hiện ra sai sót của thầy cô trên bục giảng hay hy hữu hơn, trong đề kiểm tra. Trước thắc mắc của chúng tôi, thầy cô hoặc đỏ bừng hoặc tối sầm mặt, tỏ vẻ khó chịu khi bị học trò "sửa lưng" nhưng gần như tất cả đều nhận ra và điều chỉnh cái sai ngay lập tức. Nếu phát hiện ra lỗi trong bài kiểm tra, chúng tôi thường được “tặng” điểm cho những hạt sạn đó. Dù số điểm cộng không thay đổi được kết quả xếp hạng, đánh giá cuối năm, nhưng chúng tôi vẫn rất vui, cảm thấy tiếng nói của mình có trọng lượng.

Đa chiều - Khi quyền lợi của thí sinh không được đặt lên hàng đầu

Ảnh chỉ có tính minh họa.

Đã qua rồi cái thời thầy cô viết nhầm, nói sai mà học trò vẫn ngoan ngoãn khoanh tay lên bàn và gật đầu răm rắp. Những thế hệ kế cận ngày càng được lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Ý kiến của các em có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và khiến người lớn rút ra được nhiều điều.

Còn nhớ năm 2015, khi phát hiện một câu hỏi trong đề thi môn Vật lý ở kì thi THPT Quốc gia có vấn đề so với đáp án bộ GD&ĐT đã công bố, cụ thể là các dữ kiện ở câu hỏi chỉ đúng về mặt Toán học mà chưa đủ ý nghĩa Vật lý, ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2015 đã quyết định cộng 0,2 điểm cho tất cả các thí sinh làm câu hỏi có sai sót. Áp dụng hướng giải quyết này vào thời điểm đó, bộ GD&ĐT chấp nhận làm "phật lòng" các thí sinh đã dành nhiều thời gian giải câu hỏi rồi khoanh đúng đáp án của bộ để đảm bảo quyền lợi của số đông thí sinh.

Nhưng dường như một bộ phận thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017 không "may mắn" như thế. Trong những "hạt sạn" to, nhỏ được nhặt  đề thi, phải kể đến từ "thấu cảm" gây tranh cãi ở môn Ngữ văn; đề thi GDCD có những tình huống pháp lý không rõ ràng, khó hiểu; một số mã đề thi Vật lý phải đính chính do "lỗi kỹ thuật"...

Đã nhiều ngày trôi qua kể từ hạn điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng và chẳng mấy chốc các trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển chính thức mà những vướng mắc của các em, của các thầy cô và chuyên gia giáo dục xung quanh đề thi năm nay vẫn là những dấu hỏi nằm im lìm trước dấu chấm lửng.

Thí sinh 5 lần gửi đơn khiếu nại về một đáp án trong đề thi tiếng Anh cho Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, mới đây em tiếp tục gởi đơn kêu cứu đến Thủ tướng Chính phủ. Tôi nghĩ rằng thứ mà em muốn “đòi lại” không chỉ là 0,2 điểm mà là sự công bằng và cơ hội cho rất nhiều thí sinh khác – vốn là điều kiện tất yếu trong môi trường giáo dục.

Tự hỏi các em biết đặt niềm tin ở nơi đâu, khi trách nhiệm vẫn ẩn mình sau những lời hồi đáp chưa thỏa đáng?

Trương Chi

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.