Hợp nhất bằng chính quy-tại chức: Đua nhau đi học để “tráng” bằng cấp

Hợp nhất bằng chính quy-tại chức: Đua nhau đi học để “tráng” bằng cấp

Nguyễn Thị Hương Lan
Thứ 7, 09/12/2017 | 14:06
1
GS.TS Bùi Văn Nhơn cho rằng, nhiều người lợi dụng việc học hệ tại chức để "tráng” bằng cấp, vì vậy không nên hợp nhất bằng chính quy-tại chức.

Trao đổi với báo chí về dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD-ĐT cho biết, sắp tới, các trường đại học sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo hệ chính quy sẽ giống như hệ tại chức.

Theo dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi mới, hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại trên cơ sở cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra của 2 hình thức đào tạo.

Liên quan đến ý tưởng hợp nhất bằng chính quy-tại chức của bộ GD-ĐT, trao đổi với PV Người Đưa Tin, GS.TS Bùi Văn Nhơn, nguyên giảng viên cao cấp học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, trước đây bằng tại chức có giá trị tương đương với chính quy, việc đào tạo khá bài bản, chất lượng đào tạo không “lôm côm” như hiện nay.

Giáo dục - Hợp nhất bằng chính quy-tại chức: Đua nhau đi học để “tráng” bằng cấp

GS.TS Bùi Văn Nhơn

GS Bùi Văn Nhơn dẫn chứng, những năm 1970, ông từng tham gia đào tạo các lớp tiến sĩ và có nhiều người giữ vị trí quan trọng của cơ quan nhà nước. Những người này đều học tại chức, họ được đào tạo bài bản, thi cử rất chặt chẽ và việc ghi hình thức đào tạo trên văn bằng không phải là rào cản đối với họ khi đi xin việc.

Thế nhưng hiện nay, do ảnh hưởng cơ chế thị trường, hình thức đào tạo “mở tung” hết, chủ trương mở rộng các hình thức đào tạo không tính đến nhu cầu thực tế của xã hội (hệ mở rộng, tại chức, liên thông”… đã dẫn đến hệ lụy lớn nguồn nhân lực "sính" bằng cấp. Việc hợp nhất bằng chính quy - tại chức trong bối cảnh này càng khiến nhiều người chỉ quan tâm làm mọi cách sở hữu một tấm bằng để thuận lợi khi xin việc.

“Quản lý nhà nước yếu kém nên không quản lý được chất lượng, cụ thể là điều kiện để đào tạo. Đào tạo tại chức vô tội vạ, không đúng ngành nghề, các cơ sở đào tạo chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, thương mại hóa đào tạo. Thế nên, việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các khâu đào tạo chặt chẽ như hệ chính quy”, GS.Bùi Văn Nhơn nói.

Theo quan điểm của GS Bùi Văn Nhơn, thời gian qua đào tạo hệ tại chức quá dễ dãi. “Cứ có hội trường, hợp đồng là lớp tại chức được mở ra ngay tại địa phương có nhu cầu đào tạo tại chức. Các cơ sở đào tạo chạy theo thị trường dẫn đến chất lượng đào tạo rất thấp. Cho nên, có một thời gian nhiều doanh nghiệp, một  số cơ quan nhà nước không nhận sinh viên hệ tại chức vào làm việc” - GS Nhơn thẳng thắn chia sẻ.

Cũng theo GSBùi Văn Nhơn, việc bộ GD-ĐT lấy ý kiến về việc chỉ còn hệ đào tạo tập trung và không tập trung, đồng thời không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng trong bối cảnh hiện nay là chưa thỏa đáng. Bởi thực tế, hình thức đào tạo còn có khoảng cách về chất lượng. Nếu không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng thì chúng ta phải đảm bảo chất lượng đào tạo ngang bằng nhau, sự giám sát của cơ quan quản lý phải chặt chẽ chứ không thể “buông” như thời gian qua.

“Tôi cũng xin nói thẳng, nhiều người lợi dụng việc học hệ tại chức để “tráng” bằng cấp. Có không ít cán bộ, công chức lao vào học hệ tại chức để kiếm tấm bằng đại học và dường như chúng ta chạy theo phong trào đại học hóa. Nhìn bề nổi, tôi vẫn nói vui, xét về trình độ, công chức Việt Nam có lẽ tốt nhất thế giới (từ anh bảo vệ đến nhân viên văn phòng, cán bộ đều có bằng đại học-PV).

Tôi có một học sinh làm trưởng phòng tổ chức của một trường đại học tại Hà Nội và từng than thở với tôi rằng, nhân viên, trợ lý văn phòng khoa đều có bằng tại chức nên anh đau đầu khi họ đề xuất một công việc khác phù hợp với tấm bằng đại học.

Câu chuyện này cho thấy bức tranh khôi hài về sử dụng lao động. Sự phân công lao động không phân biệt được trình độ, bằng cấp cụ thể. Hợp nhất bằng chính quy-tại chức sẽ vô cùng nguy hiểm và làm xấu bộ mặt  nguồn nhân lực của nước ta. Thực trạng này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua và đáng lo lắng”, GS Nhơn nhấn mạnh.

Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Thứ 6, 08/12/2017 | 06:52
“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”- PGS.TS Phạm Ngọc Trung nêu quan điểm xung quanh đề xuất bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế giáo dục từ năm học 2023-2024

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:30
HĐND Tp.Hà Nội thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024.

Cần trang bị kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương 2.100 em nên vấn đề an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ em đang được rất nhiều người quan tâm.

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải-Thanh Huyền

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Trong lễ cưới của Quang Hải - Chu Thanh Huyền được tổ chức ở nhà trai (Đông Anh, Hà Nội), có sự tham dự của vị khách đặc biệt Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu.

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.