Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Nguyễn Thị Hương Lan
Thứ 6, 08/12/2017 | 06:52
3
“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”- PGS.TS Phạm Ngọc Trung nêu quan điểm xung quanh đề xuất bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức.

Hình thức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung chứ không còn là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên như trước đây. Hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại.

Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy định về hình thức đào tạo cũng như văn bằng của giáo dục đại học được đưa ra trong dự thảo luật Giáo dục ĐH sửa đổi đang được bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Không phân biệt chính quy và tại chức: Con ông cháu cha có cơ hội sở hữu “bằng đẹp”?

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Trưởng khoa Văn hóa, học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ không thỏa đáng, mỗi hệ đào tạo có một nội dung chương trình riêng. Hình thức đào tạo chính quy tốn kém hơn, mất nhiều thời gian và tính kỷ luật cao, còn hệ tại chức thời lượng, chất lượng rõ ràng không bằng hệ chính quy.

Theo lý giải của PGS. Phạm Ngọc Trung, hiện nay, chất lượng của hai loại hình đào tạo chính quy và tại chức có khoảng cách nhất định, khi chúng ta chưa thể san bằng chất lượng của hai loại hình đào tạo này, chúng ta cần rạch ròi và ghi rõ hình thức đào tạo. Trước đây, chúng ta có quy định, người tốt nghiệp hệ chính quy mới được học thạc sĩ, tiến sĩ còn những người học hệ tại chức thì chỉ dừng lại ở đại học nhưng hiện nay, nếu học tại chức vẫn có thể “chuyển đổi” nhanh hơn lên tiến sĩ, thạc sĩ. Đó cũng là nguyên nhân vì sao chất lượng đào tạo hệ tại chức kém, chưa đạt chất lượng.

“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”, PGS.Trung thẳng thắn nêu bất cập.

Vị PGS này lo ngại, việc không ghi rõ hình thức đào tạo sẽ không phản ánh đúng chất lượng đào tạo cũng như tạo điều kiện cho loại hình tại chức phát triển mạnh mẽ hơn. “Tất cả các trường hợp không đỗ đại học sẽ đi theo “con đường” tại chức để hợp thức hoá bằng cấp. Nguyên lý chung của xã hội, người ta sẽ tìm mọi cách để đạt được mục đích theo “công thức” chi phí thấp nhất, công sức bỏ ra ít nhất mà vẫn có tấm bằng- “đủ tiêu chuẩn” để xin việc. Nhiều người không quan tâm đến chất lượng đào tạo mà chỉ cần có tấm bằng trong tay là được”, PGS.Trung nói.

“Nếu không hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ dẫn đến tình trạng ồ ạt đi học theo hình thức đào tạo không tập trung. Nó cũng sẽ xảy ra tình huống tương tự đào tạo liên thông như trước đây- nhiều người không đỗ đại học nhưng học theo hình thức liên thông lại ra trường nhanh hơn hệ chính quy. Theo quan điểm của tôi, cần có sự phân loại rõ ràng chứ không thể lập lờ không ghi hình thức đào tạo và tốt nghiệp hệ đào tạo nào cũng sở hữu “bằng đẹp” như nhau”, PGS.TS. Phạm Ngọc Trung nhấn mạnh.

 

Bỏ điểm sàn, 'con ông cháu cha' điểm thấp lọt ĐH, có cửa thăng tiến?

Thứ 2, 19/12/2016 | 16:56
Bỏ điểm sàn, liệu “con ông cháu cha” dù điểm thấp vẫn vào được ĐH và ra trường lại ngồi vào các vị trí do “quan hệ” mà có. Đây là một trong những băn khoăn nếu dự thảo bỏ điểm sàn được thực hiện.

Lộ bản chất đố kỵ, ghen ghét khi dẹp nạn 'Con ông cháu cha'?

Chủ nhật, 18/12/2016 | 21:57
Nếu như có ai hỏi tôi rằng tôi tự hào về điều gì nhất thì có lẽ trong chưa đầy một nốt nhạc, tôi sẽ đưa câu trả lời: Tôi tự hào về gia thế của tôi!
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Hiểu đúng về ngành logistics để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:46
Ngoài kiến thức kinh tế, các em sinh viên phải có chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ mới có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành logistics.

Đà Nẵng: Tích cực xử lý vụ nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng

Thứ 7, 20/04/2024 | 11:33
Cơ quan chức năng xã Hòa Sơn đang vào cuộc tích cực xử lý vụ một nữ sinh lớp 6 bị bạn đánh hội đồng.

Hà Nội giao hơn 15.000 chỉ tiêu lớp 10 chương trình THPT kết hợp học nghề

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở thuộc 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Sau nắng nóng "đỉnh điểm", tuần tới miền Bắc chuyển mát do không khí lạnh tràn về?

Thứ 7, 20/04/2024 | 17:36
Dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh, đến thứ 3 tuần sau miền Bắc có mưa, nhiệt độ giảm từ 5-6 độ C, trời chuyển mát kèm theo mưa nhỏ.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.