Hà Nội tìm cách thoát ngập

Hà Nội tìm cách thoát ngập

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:46
0
Để không phải đối mặt với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng mỗi khi mưa lớn, Hà Nội sẽ xem xét tổng thể các vấn đề. Trong đó giải quyết những bất cập trong quy hoạch và kêu gọi đầu tư là ưu tiên hàng đầu.

Mưa trên 100 mm, sau 2 tiếng – Hà Nội “thất thủ”

Thành phố Hà Nội nằm ven sông Hồng, về mùa lũ mực nước sông Hồng thường ở trên báo động cấp II > 10,5m; cấp III 11,5m trong khi nền thành phố xây dựng phổ biến 6-7m. Chính vì vậy, Hà Nội được bảo vệ bằng hệ thống đê quốc gia chống được lũ với tần suất P = 1% cao trình mặt đê 14-14,5m.

Để tiêu úng cho Hà Nội, quy hoạch thoát nước đã đề ra các biện pháp: Toàn bộ thành phố tiêu theo 4 con sông (Kim Ngưu, Lừ, Sét, Tô Lịch) và thoát vào sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt.

Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên gia, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, quy hoạch đô thị bị phá vỡ kiểu “mạnh ai nấy làm” đã gây ra lũ lụt ở các đô thị lớn, điển hình là thành phố Hà Nội.

Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt không phải là nước lũ mà do mưa to, cường độ lớn, tập trung trong thời gian ngắn tạo lượng nước mặt vượt quá khả năng chứa của các hồ điều hòa và tiêu thoát của hệ thống kênh, cống ngầm tiêu thoát nước đô thị.

Cũng từ việc loạn cốt nền xây dựng nơi quá cao, nơi quá thấp nên nhiều người dân đã tự khắc phục bằng cách thiết kế những tấm ván gỗ để đi lên đi xuống. Điều đó không chỉ gây bất tiện cho chính những hộ dân mà hệ lụy của việc không tuân thủ quy chuẩn cốt nền còn gây mất mỹ quan đường phố, khiến tình trạng ngập úng cục bộ ngày càng nghiêm trọng.

Mặc dù, dự án thoát nước Hà Nội đã gần hoàn thiện, nhưng các hạng mục, công trình của dự án này cũng chỉ đáp ứng được những trận mưa dưới 100mm/2 giờ. Ngoài ra, dự án không điều tiết được mưa lũ tại các khu vực quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông…

Rà quy hoạch

Theo các chuyên gia xây dựng, giải pháp hàng đầu phòng chống thiên tai, ngập lụt trong việc quy hoạch đô thị Hà Nội là chọn cao độ xây dựng khống chế cho đô thị chuẩn xác.

Điều đó bắt nguồn từ việc hệ thống hạ tầng bao gồm thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, thêm vào đó các chủ đầu tư khi thi công dự án không tuân thủ các quy chuẩn về cốt nền; các khu đô thị mọc lên nhanh như nấm nhưng lại có nơi nền cao, có nơi nền thấp và đó chính là nguyên nhân nước khó có thể thoát được.

Các chuyên gia cho rằng, việc xác định cao độ nền khá quan trọng vì nó giúp khống chế nhằm đảm bảo thoát nước cho khu vực, bảo vệ các công trình xây dựng. Do vậy, khi lập dự án, đơn vị đầu tư cũng cần chú ý đến sự kết nối giữa các công trình đường ray, đường ống và các công trình đường giao thông.

Để xem xét lại cốt chuẩn đô thị, Hà Nội phải xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ triều dâng, bản đồ các vùng thấp để có biện pháp đầu tư hạ tầng cơ sở tương ứng, hạn chế phát triển đô thị về phía thấp, tổ chức tốt hệ thống thoát nước cho lưu vực.

Môi trường - Hà Nội tìm cách thoát ngập

Gọi vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật

Kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn vốn thực hiện các chương trình nhằm cải thiện tình trạng ngập lụt, thời gian qua Hà Nội đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Gần đây nhất, sở Xây dựng Hà Nội đã ký kết phối hợp thực hiện dự án "Nâng cao năng lực quản lý các công trình thoát nước cho TP.Hà Nội” giai đoạn 2 với cục Sáng tạo Môi trường TP.Yokohama (Nhật Bản), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Dự kiến, dự án được thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2020 với kinh phí thực hiện khoảng 60 triệu Yên do tổ chức JICA hỗ trợ.

Nội dung hoạt động của dự án bao gồm: Việc vận hành và bảo dưỡng phải được thực hiện đúng quy trình tại nhà máy xử lý nước thải thí điểm; lập kế hoạch xử lý bùn với mục đích xử lý bùn hình thành từ các công trình thoát nước; các hoạt động nhằm giảm thiểu thiệt hại do úng ngập sẽ được tiến hành tại khu vực thí điểm; tổ chức hội thảo với sự hợp tác từ các công ty thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp ngành nước Yokohama…

Quan trọng hơn, thông qua dự án này, các chuyên gia Nhật Bản sẽ giúp cán bộ của sở Xây dựng Hà Nội, các cơ quan liên quan của thành phố. Hà Nội và các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý các công trình thoát nước.

Đề xuất được những giải pháp hữu hiệu trong công tác xử lý úng ngập tại một số địa điểm cụ thể. Đưa ra giải pháp xử lý bùn thải trong quy trình duy trì hệ thống thoát nước cũng như xử lý nước thải trên địa bàn thành phố…

Theo Khánh An/monre.gov.vn

Quảng Ninh: Mưa lớn, nhiều điểm sạt lở, ngập úng cục bộ

Thứ 7, 05/08/2017 | 17:26
Sau cơn mưa lớn kéo dài từ đêm ngày 4/8 đến trưa nay (5/8), một số nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rơi vào tình trạng ngập úng cục bộ, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

Yên Bái: Ngập úng trên Quốc lộ 32 do mưa lớn gây sạt lở đất

Thứ 3, 04/07/2017 | 10:21
Mưa lớn đã gây ra nhiều thiệt hại cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó, tình trạng sạt lở gây ra nhiều nguy hiểm cho người dân.

Từ hôm nay có thể theo dõi điểm úng ngập ở Hà Nội qua mạng

Thứ 2, 09/01/2017 | 14:12
Từ 9/1, người dân và du khách có thể truy cập mạng để theo dõi các chỉ số quan trắc môi trường về chất lượng không khí, lượng mưa, điểm úng ngập ở Hà Nội.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng chuyên mục

Đề xuất phạt 180 triệu đồng đối với doanh nghiệp xâm phạm di tích quốc gia

Thứ 4, 27/03/2024 | 17:42
Một công ty đã có hành vi múc đất đá trái phép tại di tích quốc gia Lèn Hai Vai; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích với khối lượng đào múc trên 50m3.

Cà Mau: Báo động cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:00
Ngày 27/3, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, diện tích rừng U Minh Hạ, rừng đảo trên địa bàn tỉnh đã khô hạn 34.903ha, báo động khả năng cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm.

Quảng Nam cho phép một doanh nghiệp thăm dò vàng ở Phước Sơn

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Doanh nghiệp phải bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nghiêm cấm hoạt động khai thác khoáng sản trong quá trình thăm dò.

Bình Thuận có nguy cơ thiệt hại do hạn hán và thiếu nước hơn 1.175 ha

Thứ 3, 26/03/2024 | 20:20
Các hồ chứa như: Tân Lập, Tà Mon, Tân Hà, Lâm trường, Sông Dinh, Sông Khán .... có quy mô nhỏ, nên khả năng tích trữ nguồn nước không nhiều.

Tây Ninh: Những con tàu không số hút cát gây sạt lở đất rừng

Thứ 3, 26/03/2024 | 19:05
Những con tàu không số hút cát tại khu vực giáp ranh với Tiểu khu 58, thuộc Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng gây sạt lở đất.
     
Nổi bật trong ngày

Đề xuất phạt 180 triệu đồng đối với doanh nghiệp xâm phạm di tích quốc gia

Thứ 4, 27/03/2024 | 17:42
Một công ty đã có hành vi múc đất đá trái phép tại di tích quốc gia Lèn Hai Vai; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích với khối lượng đào múc trên 50m3.

Hà Nội xem xét kỷ luật 8 tổ chức, 28 đảng viên vụ cháy chung cư mini

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:57
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thực hiện quy trình kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 28 đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini.

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.