Tuổi thơ con và sĩ diện của cha mẹ

Tuổi thơ con và sĩ diện của cha mẹ

Thứ 2, 05/06/2017 | 05:48
0
Chẳng đứa trẻ nào giống nhau nên việc so sánh mặt yếu của con với điểm mạnh của đứa trẻ khác là một sự khập khiễng. Có ai đi chê bai con gà vì nó không biết bơi giống vịt?!

Mỗi khi năm học kết thúc, không ít đứa trẻ nơm nớp lo sợ khi bố mẹ chúng đi họp phụ huynh. Lý do có lẽ ai cũng biết. Nếu con mình không đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, được cô giáo khen thì nhiều bậc phụ huynh khi họp về sẽ trút giận ngay lên đầu bọn trẻ, truy hỏi chúng nguyên nhân tại sao không giỏi như bạn này, ngoan như bạn kia… Và cụm từ “con nhà người ta” được lôi ra làm hình mẫu lý tưởng của các ông bố, bà mẹ nhưng lại vô tình là nỗi ám ảnh của các con.

Hai câu chuyện trái ngược về cách ứng xử của cha mẹ với kết quả học tập của con mình vừa qua gây nên nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

Một đứa trẻ đã phải ngồi góc lớp khóc do học kém nên bố mẹ không đến họp phụ huynh vì xấu hổ. Còn một đứa trẻ khác, 2 năm liền được bố tự tay vẽ giấy khen cho vì không có như các bạn cùng lớp.

Xi nhan Trái Phải - Tuổi thơ con và sĩ diện của cha mẹ

Giấy khen tự chế của ông bố dành tặng đứa con trai vì không có bằng khen cuối năm như các bạn cùng lớp. (Ảnh: Facebook)

Cá nhân tôi ủng hộ cách làm của ông bố ấy. Không bàn đến học lực của đứa con, và cứ cho là nó “có như thế nào mới không được nhận giấy khen” như nhiều người bình luận, chỉ xét đến cách ứng xử với năng lực con của ông bố này cũng khiến nhiều người cảm thấy thú vị, vui vẻ. Đứa trẻ được động viên, khích lệ cũng cảm thấy được an ủi phần nào. Thử hỏi, ai sáng tạo một cách hài hước như thế?

Hơn nữa, tại sao nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chăm so sánh con mình với con người khác mà không tự nhìn nhận lại chính bản thân. Ai có thể tự tin vỗ ngực ta đây là giỏi nhất? Có bao giờ họ tự so sánh năng lực của mình với đồng nghiệp ở cơ quan, với người khác ở “trường đời”?

Người lớn còn như vậy, nói gì đến những đứa trẻ. Chúng cần sự khuyến khích, động viên mỗi khi làm được việc tốt và nhắc nhở, bảo ban khi mắc lỗi. Hãy để chúng phát triển tự nhiên và uốn nắn dần chứ không phải răm rắp như một cái máy được lập trình sẵn: Phải làm đúng cái này, không được làm cái kia một cách máy móc, cứng nhắc.

Chẳng phải bệnh thành tích của người lớn đang là gánh nặng đè lên vai những đứa trẻ hay sao? Việc con học giỏi được khuyến khích, học chưa tốt bị nhắc nhở vốn là chuyện bình thường. Và cũng bởi chẳng đứa trẻ nào giống nhau, con mình có thể mạnh mặt này, yếu mặt khác nên việc so sánh mặt yếu của con với điểm mạnh của đứa trẻ khác là một sự khập khiễng. Có ai đi chê bai con gà vì nó không biết bơi giống vịt?!

Cuối năm học cũng là lúc facebook ngập tràn bảng điểm, giấy khen của con em được các bố mẹ tự hào “khoe” thiên hạ. Tất nhiên, đó là lựa chọn của mỗi người. Nhưng không ít vị phụ huynh cũng chán nản, hậm hực vì con không “bằng bạn bằng bè”. Như vậy có quá khắt khe với những đứa trẻ?

Tất nhiên, con cái là niềm tự hào của cha mẹ nhưng thiết nghĩ, một số vị phụ huynh đã quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến sĩ diện của mình với người khác mà chẳng để ý đến tâm tư, suy nghĩ của con. Mai sau khi vào đời, điều quý giá chúng mang theo có lẽ là những kỉ niệm tuổi thơ chứ tuyệt nhiên không phải các bằng khen, danh hiệu. Vậy nên đừng gắn lên đầu chúng chiếc “vòng kim cô” điểm số.

Thảo Nguyên

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.