Đỗ đại học là con đường duy nhất?

Đỗ đại học là con đường duy nhất?

Thứ 6, 23/06/2017 | 05:39
0
Tôi nghĩ rằng học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, mà đó cái vỏ để bao bọc cho những ai muốn khẳng định mình có chữ.

Tháng 8 năm 2016, tôi thực hiện một loạt bài về “Thủ khoa đầu ra” ở các trường đại học. Loạt bài đó được đón nhận mạnh mẽ từ độc giả. 

Sau khi bài viết của tôi khởi đăng được một ngày. Tôi bỗng nhận được tin nhắn từ T. – nhân vật trong tuyến bài của mình rằng: “Anh ơi làm ơn có thể xóa bài viết về em được không?”.

Nói thêm, T. là thủ khoa của khoa Kế toán, trường Đại học Thương mại, tôi tìm tới cô bởi câu chuyện ba năm sau khi ra trường cô chưa thể tìm được cho mình một công việc ổn định, nếu không muốn nói là thất nghiệp.

Xi nhan Trái Phải - Đỗ đại học là con đường duy nhất?

 Tỉ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường của nước ta rất lớn. (Ảnh: Internet)

Theo phản xạ nghề nghiệp, tôi chột dạ liền đọc lại bài mình, phải chăng trong bài mình có sai sót? Nhưng sau nhiều lần soát từng con chữ, tôi không phát hiện ra lỗi gì có thể khiến cho nhân vật của mình lại cầu xin khẩn khoản như vậy. Tôi nhắn lại hỏi lý do. Và lập tức, một tin nhắn ngắn gọn vô cùng được hồi đáp khiến tôi đau lòng: “Thôi anh ạ! Trễ rồi…”.

Sau nhiều lần nói chuyện, tôi được biết T. không thể chịu nổi áp lực từ dư luận. Độc giả chỉ trích cô, họ chê cô kém cỏi và chỉ biết đổ lỗi cho xã hội thay vì không tự cố gắng khẳng định bản thân.

Và quả thực, tôi cũng trách nữ thủ khoa ấy. Bởi vì cô không dám đứng ra chịu những áp lực từ xã hội về câu chuyện của đời mình. Phải chăng đó là nguyên nhân khiến T. thất nghiệp?

Tháng 11 năm ngoái, tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo – Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về con số hơn 190 nghìn cử nhân thất nghiệp. Ông nói rằng mình rất trăn trở về con số khổng lồ ấy. Từ phát biểu của Bộ trưởng, tôi lại nghĩ tới câu nói mà T. nói về những ngày đầu bước chân vào giảng đường: “Đối với em khi đó, đại học là con đường duy nhất”.

Và sau đó, trong đầu tôi lại ong ong những câu hỏi về vấn đề học và làm của hàng ngàn sinh viên: Liệu bộ Giáo dục và Đào tạo có đủ khả năng chịu trách nhiệm về con số này hay không? Và liệu Bộ trưởng có biến những trăn trở của mình thành hành động khi mà chỉ tiêu ở các trường đại học vẫn tiếp tục phình to?

Có lẽ tôi chưa đủ khả năng để trả lời được câu hỏi mình đặt ra. Nhưng hiện tại, cả nước đã có hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

Tôi suy nghĩ về cách xử lý của hai con người. Bộ trưởng và bạn T. Một người đổ lỗi cho xã hội khi thất nghiệp, một người nhận lỗi về mình khi có quá nhiều người thất nghiệp. Nhưng quả thực, việc nhận trách nhiệm ấy của Bộ trưởng có thực sự là việc hay nhất? Hay đó chỉ là việc đưa “quả bóng trách nhiệm” từ chân những người đáng ra cũng phải cùng chịu trách nhiệm về mình?

Trước khi vấn đề về cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp có những phương án giải quyết thì một mùa thi nữa đang diễn ra, gần một triệu thí sinh lại tiếp tục cuộc đua để có một vé tại giảng đường đại học.

Một nhà giáo đã nói với tôi rằng: Một trường có số lượng tuyển sinh cao sẽ không nói lên điều gì nếu như nó không tỉ lệ thuận với số người xin được việc làm sau khi ra trường.

Và cuối cùng, tôi nghĩ rằng học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, mà đó là cái vỏ để bao bọc cho những ai muốn khẳng định mình có chữ. Để thành công, người ta cần hành động hơn là đổ lỗi.

Minh Hoàng

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

BIDV tặng 100 suất học bổng cho sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân

Thứ 3, 06/12/2016 | 10:02
Vừa qua, BIDV đã tổ chức trao tặng 100 suất học bổng trị giá 300 triệu đồng cho sinh viên khóa 55 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD).

Sinh viên thất bại không nên đổ lỗi cho số phận

Thứ 5, 29/08/2013 | 14:29
Thất bại hay thành công đó là do cách nhìn nhận của mỗi người, khi cơ hội tới, các bạn sinh viên có biết nắm bắt hay không – điều đó phụ thuộc vào chính bản thân các bạn.
Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Những sợi tóc không bâng quơ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Xưa, nhà tôi ở khu tập thể, nhà tranh tre nứa lá, chủ nhật mà nắng là ngày các cô công nhân gội đầu. Chuẩn bị gội đầu công phu lắm.