Bộ GD&ĐT: Hợp nhất bằng sẽ giảm việc

Bộ GD&ĐT: Hợp nhất bằng sẽ giảm việc "tôn sùng bằng cấp"

Hà Công Luân
Thứ 5, 14/12/2017 | 06:57
8
Theo lãnh đạo Vụ giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục & Đào tạo), việc hợp nhất bằng tại chức và bằng chính quy sinh sẽ giúp tình trạng quá tôn sùng bằng cấp được giảm thiểu.

Thời gian gần đây, dư luận đang có nhiều tranh cãi trước Dự thảo luật giáo dục Đại học mới tại khoản 2, Điều 6 quy định về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học quy định, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung.

Điều đó đồng nghĩa hai hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng nữa.

Trước việc này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng vụ GIáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT).

Giáo dục - Bộ GD&ĐT: Hợp nhất bằng sẽ giảm việc 'tôn sùng bằng cấp'

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng.

PV: Căn cứ vào đâu để đưa ra điều này? Liệu chất lượng của hai loại hình đào tạo này có thật sự tương đương?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Luật GDĐH 2012 đã quy định: “Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo” và “Chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy” (Điều 36); cơ sở giáo dục đại học chỉ được liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên… với điều kiện cơ sở giáo dục được liên kết đào tạo bảo đảm các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý (Điều 37); và “Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên” (Điều 54…

Như vậy, Luật hiện hành đã quy định từ chương trình đào tạo (bao gồm cả chuẩn đầu ra) đến điều kiện dạy-học, chuẩn giảng viên… của hình thức giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều như nhau. Hai hình thức này chỉ chỉ khác nhau ở khâu tổ chức đào tạo, để phù hợp với điều kiện, nhu cầu học tập khác nhau của người học.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Khung trình độ quốc gia (Kèm theo QĐ số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của TTgCP) thống nhất quy định khối lượng học tập tối thiểu; yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người tốt nghiệp mỗi trình độ đào tạo.

Phát triển các quy định trên, với mục đích nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong xu hướng gia tăng quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH và hội nhập quốc tế; đáp ứng nhu cầu của mọi người học tham gia GDĐH, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH lần này dự kiến quy định: Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo các hình thức là đào tạo tập trung, đào tạo không tập trung (sửa Điều 6). Cụm từ đào tạo tập trung hoặc không tập trung với hàm ý là hai hình thức chỉ khác nhau về phương thức tổ chức đào tạo; còn từ chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, cách thức tổ chức, kiểm tra đánh giá... đến chuẩn đầu ra đều phải được xây dựng và thực hiện đúng như hình thức tập trung. Vì vậy, dự kiến sẽ không còn 2 loại văn bằng với tên gọi riêng biệt là bằng chính quy, bằng VLVH nữa. Điều này cũng phù hợp với thông lệ chung trên thế giới.

Dự thảo quy định này cũng hướng đến việc yêu cầu các trường đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn để người học được xã hội đánh giá bình đẳng như nhau khi theo học đại học với các hình thức đào tạo khác nhau. Điều này càng trở lên quan trọng khi mô hình đào tạo của chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục đại chúng, mở rộng đầu vào cho các học sinh có khả năng, có nhu cầu (tuyển sinh chính quy cũng có thể xét học bạ) nên đầu ra phải đạt chất lượng tiêu chuẩn, đối với cả hình thức đào tạo tập trung và không tập trung.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, nếu dự thảo về việc này đi vào thực tế thì hệ đào tạo “không tập trung” sẽ là “mỏ tiền” của tại các trường đại học. Bộ có lường trước về điều này? Làm sao để Bộ có thể kiểm soát được chất lượng đầu ra nếu dự thảo này được đồng ý thực hiện?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Hệ đào tạo không tập trung hiện nay vẫn đang tồn tại dưới tên gọi giáo dục thường xuyên, gồm đào tạo từ xa và vừa làm vừa học. Chỉ tiêu của đào tạo vừa làm vừa học đã được thu hẹp từ không quá 50% (Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT) xuống không quá 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của cơ sở đào tạo (Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT). Thực tế thực hiện tỷ lệ này còn thấp hơn so với quy định và đang có xu hướng ngày càng giảm. Đào tạo VLVH giảm từ 21,5% (năm 2016) xuống còn 20% (năm 2017). Đào tạo từ xa cũng giảm từ 6,3% (năm 2016) xuống còn 5,7% (năm 2017). Như vậy, thực tế thì các trường đang được pháp luật cho phép đào tạo nhiều hơn nhưng tỷ lệ người có nhu cầu học các hình thức này ngày càng thấp hơn. Điều đó có nghĩa là người học hiện nay đã có nhiều lựa chọn thông minh nên nếu trường đào tạo chất lượng thấp sẽ không dễ dàng có được “mỏ tiền” trong GDĐH.

Theo dự kiến của Dự thảo, căn cứ vào nhu cầu của người học và điều kiện tổ chức, quản lý đào tạo của mình, các cơ sở GDĐH có thể tổ chức đào tạo theo phương thức tập trung tại nơi đủ điều kiện đào tạo, hoặc theo phương thức không tập trung, sử dụng công nghệ đào tạo từ xa, hoặc kết hợp các phương thức đào tạo đó. Người học có thể học tập trung toàn bộ thời gian (tập trung/full time) hoặc kéo dài khoá học trong phạm vi quy định (học không tập trung/part time) hoặc đăng ký các khoá học trực tuyến, từ xa… Tuy nhiên, tất cả đều phải đảm bảo mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học. Như vậy, mặc dù hình thức đào tạo khác nhau để đáp ứng nhu cầu người học, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời… nhưng chất lượng đều phải đảm bảo như nhau.

Cùng với dự kiến thay đổi về hình thức đào tạo để đảm bảo chuẩn chất lượng đào tạo, Dự thảo còn quy định “chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành đào tạo”. Định hướng này nhằm tránh tình trạng trường dồn chỉ tiêu cho những ngành có nhiều người dự tuyển mà cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có thể chưa đảm bảo. Điều đó có nghĩa là để có “mỏ tiền”, cơ sở đào tạo cũng phải đầu tư dài hạn một cách tương xứng.

Sau này, như ở hầu hết các nước phát triển khác, trên cơ sở chuẩn đầu ra như nhau, chỉ cấp một loại văn bằng thì các trường đều phải tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình đào tạo, sàng lọc những sinh viên không đáp ứng yêu cầu chất lượng học tập; giảm thiểu tình trạng “đào tạo hình ống” (như ở nhiều trường hiện nay) để tạo ra sự phấn đấu, cạnh tranh, nâng cao chất lượng học tập.

Quản lý chất lượng của nhà nước được thực hiện bằng việc ban hành các chuẩn chất lượng: chuẩn thành lập trường, mở ngành đào tạo; chuẩn giảng viên, chuẩn chương trình đạo tạo, chuẩn đầu ra của sinh viên các trình độ đào tạo; chuẩn xác định chỉ tiêu tuyển sinh, bao gồm cả thông tin về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp… Các trường được tự chủ thực hiện trong điều kiện luật quy định, có trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch các thông tin về thực hiện các quy định chất lượng để xã hội giám sát, người học và đối tác lựa chọn. Bên cạnh chuẩn chất lượng, nhà nước sẽ đẩy mạnh kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm; công khai kết quả kiểm định và kết quả thanh tra, kiểm tra… để người học có đủ thông tin khi lựa chọn cơ sở đào tạo.

Ngoài ra, khi chỉ còn một loại văn bằng, tình trạng quá tôn sùng bằng cấp có thể cũng sẽ được giảm thiểu. Các nhà sử dụng lao động sẽ chú trọng đánh giá thực lực của người dự tuyển, người được đề bạt, bổ nhiệm... thay vào việc chỉ căn cứ vào văn bằng như ở một số ngành, địa phương trong thời gian qua.

 

 

Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức: Không yên tâm chất lượng!

Chủ nhật, 10/12/2017 | 07:01
Việc hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức là không thể yên tâm về chất lượng. Đó là ý kiến của ĐBQH Cao Đình Thưởng về việc hợp nhất bằng ĐH của bộ GD&ĐT.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.