Bộ GD&ĐT giải thích lý do điểm đầu vào sư phạm thấp

Bộ GD&ĐT giải thích lý do điểm đầu vào sư phạm thấp

Hà Công Luân
Thứ 4, 16/08/2017 | 06:00
1
Vào biên chế khó khăn, thu nhập thấp, áp lực lớn, nhiều nơi lớp học quá đông nên giáo viên rất vất vả mà không được đãi ngộ xứng đáng… Đó là một trong những lý do mà đại diện bộ GD&ĐT lý giải về điểm đầu vào sư phạm trong các năm qua giảm mạnh.

Trong những năm gần đây, điểm đầu vào các trường sư phạm có xu hướng giảm mạnh. Đặc biệt là năm nay, có trường cao đẳng sư phạm thông báo tuyển thí sinh chưa đến 10 điểm/3 môn. Điều này khiến nhiều người lo ngại về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai. 

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học (bộ GD&ĐT).

Xã hội - Bộ GD&ĐT giải thích lý do điểm đầu vào sư phạm thấp

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh Công Luân).

PV: Trái ngược với điểm chuẩn rất cao của các trường khối công an, quân đội, thậm chí 29 điểm vẫn có thể trượt nguyện vọng 1, các trường sư phạm lại có điểm chuẩn thấp, ở khối cao đẳng 9 điểm có thể đỗ. Bà nhận định như thế nào về thực tế này? 

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Nhìn vào mặt bằng chung, điểm trúng tuyển khối ngành sư phạm năm nay, bên cạnh một số ngành chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, nhiều ngành khác có điểm chuẩn ở mức cao hoặc rất cao như: Sư phạm tiểu học, Sư phạm mầm non, Toán dạy bằng tiếng Anh, tiếng Anh, Giáo dục chính trị… Mặt bằng điểm này tỉ lệ thuận với nhu cầu của xã hội và khả năng có việc làm sau tốt nghiệp. 

Các trường đã có danh tiếng, được đầu tư tốt, có chất lượng cao như: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, điểm trúng tuyển ở hầu hết các ngành đều cao. Cụ thể, trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 27/35 ngành lấy trên 20 điểm, riêng ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh có mức điểm trúng tuyển là 27,75 điểm; trường ĐH Sư phạm TP.HCM điểm trúng tuyển các ngành đều từ 20 đến 26,25, duy nhất một ngành lấy 19,25 điểm.

Các trường sư phạm địa phương có nhiều ngành lấy từ điểm sàn nhưng thực tế rất ít thí sinh bằng điểm sàn trúng tuyển. Ví dụ, trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, có khoảng 43% số ngành lấy từ điểm sàn nhưng trong danh sách trúng tuyển, số thí sinh đạt mức 15,5 điểm chỉ chiếm tỉ lệ 1,16%.

Đối với các trường cao đẳng sư phạm, điểm chuẩn thấp là một thực tế do nhu cầu người học ít, khó tìm được việc làm sau khi ra trường. Tuy vậy, theo thống kê, số thí sinh nhập học đa phần có điểm cao hơn so với điểm chuẩn nhà trường công bố.

PV: Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng điểm đầu vào sư phạm có ngành thấp ở mức "chạm sản" như năm nay, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Trước hết, cần nhìn từ vấn đề lịch sử. Chúng ta có một thời kỳ cần nguồn nhân lực lớn cho phát triển giáo dục, đào tạo. Trước trọng trách lớn này, các trường sư phạm đã phát triển mở rộng cả về quy mô và số lượng.

Ở thời điểm đó, các trường đã hoàn thành xuất sắc vai trò “máy cái” của mình. Cho đến nay, quy mô giáo dục đào tạo đã đi vào ổn định, vì thế, số lượng trường sư phạm vượt quá yêu cầu thực tế. Chất lượng đào tạo có sự chênh lệch lớn giữa các hệ đào tạo cũng như các trường sư phạm Trung ương, địa phương.

Thực trạng thừa giáo viên cục bộ ở một số địa phương được dư luận nhắc đến nhiều trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh năm nay. Những lo ngại về việc làm sau khi tốt nghiệp là vấn đề được đặt ra cho mỗi thí sinh trước khi quyết định lựa chọn sư phạm. 

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận, chính sách đối với giáo viên hiện nay chưa tốt: Vào biên chế khó khăn, thu nhập thấp, áp lực lớn, nhiều nơi lớp học quá đông nên giáo viên rất vất vả mà không được đãi ngộ xứng đáng; trong khi không dễ có điều kiện làm thêm bằng nghề nghiệp của mình. Vì vậy, khó có thể cạnh tranh với các ngành khác và khó tạo ra động lực cho những người đang có ý định theo đuổi nghề nghiệp. 

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay có tình trạng thí sinh không mặn mà với ngành sư phạm, từ đó dẫn đến việc hạn chế thu hút người tài làm giáo viên. Để giải bài toán này, ngành Giáo dục sẽ làm gì?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Vấn đề cần làm ngay là quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm. Bộ GD&ĐT đang thực hiện việc này để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, các trường có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trung tâm, các trường chất lượng trung bình sẽ có hướng chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm, cùng sử dụng chương trình, quy trình, đội ngũ giảng viên và đạt chuẩn chất lượng đầu ra. 

Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu và đề xuất thực hiện chính sách tổng thể ưu đãi thí sinh, sinh viên giỏi, đề nghị các địa phương rà soát, công bố công khai nhu cầu, tiêu chuẩn tuyển dụng, dự báo nhu cầu sử dụng để làm cơ sở cho quá trình đào tạo.

Bộ cũng sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu chính sách đãi ngộ đối với giáo viên về thu nhập, khen thưởng. Chỉ khi có chính sách hấp dẫn, nguồn tuyển sinh mới tăng, trên cơ sở đó sẽ chọn được học sinh giỏi và nâng cao chất lượng đầu vào, chất lượng giáo viên.

PV: Hiện, cử nhân thất nghiệp còn rất nhiều, trong đó không ít là sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm. Vì sao, Bộ không siết chặt đầu vào, giảm chỉ tiêu của khối ngành này? 

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Đối với đào tạo sư phạm, trong những năm gần đây, mỗi năm, bộ GD&ĐT đã cắt giảm từ 10% đến 20% chỉ tiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, do số lượng cơ sở đào tạo sư phạm còn lớn, chỉ tiêu chung vẫn cao cho nên về lâu dài vẫn cần một quy hoạch mạng lưới hợp lý, có tầm nhìn để đưa ra chỉ tiêu hàng năm sát hơn với thực tế sử dụng.

Trước mắt, trong năm học tới, bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục cắt giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo sư phạm, đặc biệt là những ngành không đáp ứng được điều kiện đảm bảo chất lượng. 

Xã hội - Bộ GD&ĐT giải thích lý do điểm đầu vào sư phạm thấp (Hình 2).

Hiện, dư luận đang lo ngại khi điểm đầu vào ngành
sư phạm rất thấp. (Ảnh minh họa).

PV: Để có một đội ngũ giáo viên tốt cho tương lai, các trường cần phải đào tạo như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Bên cạnh những giải pháp của ngành, các trường sư phạm cũng cần đẩy mạnh giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Trong đó, cần phát triển chương trình đào tạo hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế. Để có đội ngũ giáo viên tốt không chỉ nâng cao chất lượng đầu vào mà cần đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo và siết chặt chất lượng đầu ra. 

Quá trình đào tạo cũng cần chú trọng tới kỹ năng thực hành, trong đó, kết nối chặt chẽ với các trường mầm non, tiểu học, trung học để nâng cao khả năng thích ứng công việc của giáo sinh. Đặc biệt cần chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo sinh, để các em luôn cảm thấy tự hào về nghề nghiệp mình đã chọn.

 

 

 

Nếu bộ GD&ĐT nhận… sai: Còn ai dám than ‘học tài thi phận’ nữa?

Chủ nhật, 06/08/2017 | 09:10
Không ít người trong chúng ta vẫn giữ thói quen đổ lỗi để giải thích cho thất bại, như trong thi cử có câu "Học tài thi phận" chẳng hạn. Nếu bộ GD&ĐT sòng phẳng nhận sai, còn ai dám nói như vậy nữa?
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức loạt hoạt động hấp dẫn dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:05
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn để phục vụ du khách đến vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh ra Công văn đề nghị địa phương không cấp phép cho các tàu đón khách du lịch xem Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm người mất tích trong vụ lật thuyền

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Tại Công điện số 40/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu tìm người mất tích trong vụ chìm thuyền tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tinh thần khẩn trương, kịp thời nhất.

Sớm bàn giao các dự án cao tốc đã hoàn thành cho đơn vị quản lý

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:27
Dù nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành tuyến chính và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.