Bỏ điểm sàn, 'con ông cháu cha' điểm thấp lọt ĐH, có cửa thăng tiến?

Bỏ điểm sàn, 'con ông cháu cha' điểm thấp lọt ĐH, có cửa thăng tiến?

Thứ 2, 19/12/2016 | 16:56
0
Bỏ điểm sàn, liệu “con ông cháu cha” dù điểm thấp vẫn vào được ĐH và ra trường lại ngồi vào các vị trí do “quan hệ” mà có. Đây là một trong những băn khoăn nếu dự thảo bỏ điểm sàn được thực hiện.

“Điểm sàn”, điều kiện cần để thí sinh có thể tham gia xét tuyển đại học (ĐH) được nhiều năm qua, bất ngờ được bộ GD&ĐT xóa bỏ hoàn toàn trong dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017. Động thái mới nhất này của Bộ thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. PV báo Người Đưa Tin đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia giáo dục xung quanh vấn đề này. 

Giáo dục - Bỏ điểm sàn, 'con ông cháu cha' điểm thấp lọt ĐH, có cửa thăng tiến?

 PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hùng: "Không nên "chặn" con đường học của người ta". Ảnh: Internet

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng cho rằng: “Quan trọng nhất là đầu ra. Thi ĐH hay không thi ĐH, quan trọng là người học. Chất lượng của sinh viên trong các trường ĐH là do tự học. Chính vì thế, việc bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn làm tăng khả năng lựa chọn cho học sinh. Ở cấp dưới người ta học chưa tốt, lên cấp ĐH, người ta sẽ chịu khó học. Quan trọng nhất là việc đào tạo, quy chuẩn đầu ra, đào tạo ra người học có việc làm.

Ở các nước khác, người ta đào tạo hình chóp nghĩa là vào rộng ra hẹp. Còn ở VN hiện nay, chúng ta đang đào tạo theo hình ống. Học là phải có sàng lọc. Người đầu vào điểm cao chưa chắc ra đã hơn anh điểm thấp hơn đâu. Vấn đề là có chịu khó học hay không? Tôi ủng hộ việc bỏ điểm sàn ĐH. Theo tôi không nên “chặn” con đường học của người ta”.

Trước ý kiến cho rằng nếu các thí sinh chỉ được tổng ba môn là 9, 10 điểm thì có đủ khả năng theo khi vào ĐH, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hùng lại cho rằng: “Thực ra học ĐH không khó, phát huy mới khó.

Hơn nữa, thi THPT năm nay tích hợp nhiều môn. Mọi năm người ta bác bỏ vì cho rằng thi nhiều môn là nặng. Nhưng phổ thông là kiến thức nền tảng, khi từng môn tốt, kiến thức cơ bản tốt rồi thì việc tiếp nhận sẽ tốt. Dựa vào kết quả thi, các trường đã có chỉ tiêu rồi, họ sẽ lấy từ cao xuống thấp. Trong các môn thi, các em có môn 4, 5 nhưng có môn các em sẽ 7, 8. Các em sẽ chọn vào các trường theo thiên hướng đó. Việc thi THPT rộng, nhân trọng số môn sẽ phân loại thí sinh ngay”.

Cùng chung quan điểm ủng hộ dự kiến bỏ điểm sàn của bộ GD-ĐT, TS. Lê Viết Khuyến, Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng: “Bỏ điểm sàn giúp các trường tự chủ hơn trong việc tuyển sinh. Và thông lệ các nước trên thế giới cũng vậy. Các nước chỉ quy định khi vượt cấp học thì có quyền học cấp học cao hơn. Theo Luật Giáo dục Đại học, các trường tự quyết định điều kiện đào tạo của trường đó, Bộ không làm việc này. Các trường có thương hiệu thì nếu hạ điểm xuống là tự hạ giá trị của mình thôi. Rõ ràng, Bộ phải khống chế chỉ tiêu đào tạo sát với năng lực đào tạo và nhu cầu đầu ra của xã hội”.

Trả lời câu hỏi của PV: “Thực tế các năm trước, nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu. Số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp được thống kê lên tới 191.000. Vậy việc “thả” đầu vào có đảm bảo đầu ra?”, TS. Khuyến nhấn mạnh: “Điều kiện tốt nghiệp lại khống chế ở cái khác. Nó khống chế ở chỉ tiêu tuyển sinh, liên quan đến năng lực đào tạo mà Bộ duyệt. Năng lực đào tạo đầu tiên là ở khả năng đào tạo của chính trường đó. Năng lực đào tạo còn phụ thuộc vào kết quả điều tra sinh viên ra trường có việc làm.

Sinh viên tốt nghiệp mà không có việc làm thì trường đó phải tự giảm chỉ tiêu tuyển sinh đi. Và bộ GD&ĐT phải giám sát chuyện đó. Hai việc đó khác nhau”.

Trước ý kiến nhiều người lo ngại, “con ông cháu cha” dù điểm thấp vẫn vào ĐH, ra trường lại ngồi vào các vị trí do “quan hệ” mà có được là tước đi cơ hội với các người khác, TS. Khuyến nói: “Phải có chính sách công bằng. Không quy định điểm sàn chung nhưng các trường sẽ có điểm sàn vào trường. Hơn nữa, các trường còn bị khống chế ở quy mô tuyển sinh của mình. Quy mô chỉ có vậy thì nguyên tắc là lấy điểm từ trên xuống dưới. Rõ ràng, nếu điểm thấp thì khó có thể nói “con ông cháu cha” học quá kém mà vào được”.

Dù ủng hộ việc bỏ điểm sàn nhưng TS. Khuyến cũng nhấn mạnh: “Việc Bộ yêu cầu các trường công khai về tỷ lệ sinh viên có việc làm chính vì thế. Các trường phải căn cứ vào đó để điều chỉnh chỉ tiêu. Và phải có giảm sát về kết quả này, theo tôi chỉ Bộ là không đủ mà phải huy động sự giám sát của xã hội, của báo chí để việc đào tạo thực sự hiệu quả”.

Đỗ Thơm

 

 

 

Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Hà Nội giao hơn 15.000 chỉ tiêu lớp 10 chương trình THPT kết hợp học nghề

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở thuộc 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.