Biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở

Biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở

Thứ 6, 26/01/2018 | 19:30
0
Biển Đà Nẵng đang có nguy cơ bị “xóa sổ” do bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng.Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, việc khai thác nguồn nước ngầm vùng ven biển quá mức do hoạt động du lịch kết hợp với các yếu tố tự nhiên đã dẫn đến sạt lở.

Sạt lở bất thường

Tại bờ biển Mỹ Khê, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng, sạt lở đã khiến một số vị trí kè và bậc thang xuống biển bị hư hỏng nghiêm trọng, tạo thành những hố sâu nguy hiểm... Hàng loạt hạng mục khác tại khu vực này như tường rào, chòi canh, vỉa hè, đường nội bộ… bị sóng biển đánh vỡ trở nên tan hoang. Có đoạn sóng biển lấn sâu, khoét hàm ếch đến cả chục mét. Ngành chức năng TP đã rào chắn và treo biển cấm người dân và du khách tiếp cận hiện trường để tránh gặp phải nguy hiểm.

Điểm nóng - Biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở

Sạt lở kinh hoàng tại bãi tắm Sao biển (Mỹ Khê, Đà Nẵng).

Tương tự, tại tuyến ven biển từ phường Mân Thái (quận Sơn Trà) đến phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn), hàng chục km bờ biển bị sạt lở diễn ra theo diện rộng. Điểm sạt lở nặng nhất là khu vực trước tòa nhà khu chung cư cao cấp Mường Thanh đang xây dựng sắp hoàn thành và tổ hợp khách sạn Holiday thuộc phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn). Tại 2 điểm này, bãi cát bị khoét thành bậc cao đến hơn 1,5m. Nhiều chòi lá phục vụ du khách và một số công trình khác đang có nguy cơ đổ sập xuống biển. Hàng dừa chạy dọc bãi biển trước đây cách mép nước hàng chục mét hiện đang trơ gốc, chênh vênh bên “vực” cát.

Lún, lở xâm thực nghiêm trọng biển Đà Nẵng. Sóng biển táp vào bờ, gặm nham nhở các khu vực nhà hàng ven biển với tốc độ đáng quan ngại, có nơi lấn sâu đến 15m so với trước đó.

Điểm nóng - Biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở (Hình 2).

Sóng biển đang dâng cao nhiều công trình hư hỏng nặng.

Theo nhiều người dân sống quanh khu vực, hiện tượng sạt lở bất thường này đang diễn biến theo chiều hướng khá phức tạp, tạo thành những lòng chảo nước khá nguy hiểm cho hoạt dộng tắm biển của du khách và có nguy cơ lây lan ra cả một khu vực kéo dài hàng chục km của Đà Nẵng nếu không có những giải pháp ngăn chặn sớm.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ hộ kinh doanh ở bãi tắm Mỹ Khê, quận Sơn Trà cho biết: Từ năm 2016 đã diễn ra tình trạng sạt lở, nhưng đây là lần đầu tiên nước biển xâm thực sâu vào đất liền như vậy. Sóng biển làm trôi quầy phục vụ, tài sản.

“Nếu cơ quan chức năng không có giải pháp ngăn chặn tình trạng này thì trong tương lai không xa, bãi biển Đà Nẵng sẽ sạt lở giống như ở Cửa Đại, TP.Hội An”- chị Tuyết đề nghị.

Điểm nóng - Biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở (Hình 3).

Tình trạng xâm thực cũng diễn ra tại nhiều bãi tắm dọc ven biển Đà Nẵng.

Đi tìm nguyên nhân

Ông Lê Quang Nam, Giám đốc sở TN&MT TP.Đà Nẵng cho biết, nguyên nhân xâm thực bờ biển do tác động gió mùa. Ngoài ra, qua khảo sát thực tế, hiện nay dọc bãi biển Đà Nẵng có 50 cửa thoát nước mưa, trực tiếp thải ra bãi biển Đà Nẵng. Thời gian gần đây, mưa gió kéo dài, lượng nước mưa lớn, khi thoát ra tạo dòng chảy mạnh, gây xói lở cát… gây tác động không nhỏ đến tình trạng xâm thực nêu trên.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng khoa Môi trường và công nghệ hóa (Trường Đại học Duy Tân): Qua tìm hiểu của nhóm nghiên cứu những nguyên nhân do tự nhiên gây nên hiện tượng sạt lở mà sở TN&MT Đà Nẵng đưa ra chỉ đúng một phần rất nhỏ. Những công trình xây dựng trên đường Võ Nguyên Giáp chạy dọc bờ biển mới là nguyên nhân chủ yếu. Việc thi công các tòa nhà cao tầng phải đào móng sâu và bơm nước ngầm lên quá nhiều dẫn đến yếu tầng nền, sụp lún cục bộ. Điều này kết hợp đồng thời với các yếu tố tự nhiên như sóng, dòng rip (dòng chảy ngầm cuộn ra khi sóng đánh vào bờ) theo mùa... dẫn đến sạt lở đường bờ.

Điểm nóng - Biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở (Hình 4).

Bờ biển Đà Nẵng đang bị sạt lở một cách bất thường.

“Việc khoan bơm hút từ các công trình cao tầng cùng với các hoạt động ngăn cản sự phục hồi nguồn nước do bề mặt bị đã bị bê tông hóa làm cạn kiệt nguồn nước dưới đất vùng ven biển Đà Nẵng và tạo điều kiện cho nước biển (phía đối diện con đường) xâm thực vào và hiện tượng nhiễm mặn gia tăng. Đây là nguyên nhân chính và kết hợp với các yếu tố tự nhiên dẫn đến sạt lở nghiêm trọng"- bà Phương nhận định.

Theo TS. Phương, về ngắn hạn cần dừng ngay các hoạt động làm cạn kiệt nguồn nước dưới đất cho đến khi được phục hồi. Đồng thời sớm có sự tính toán tốc lộ và quy mô sụt lún để có những biện pháp tạm thời. Về lâu dài, cần có chính sách khai thác nguồn nước ngầm hợp lý dựa trên tính toán trữ lượng nước và khả năng tái tạo của nước ngầm để khai thác hợp lý. Sớm có chế tài xử lý các hoạt động khai thác nước ngầm trái phép mới có thể “cứu” được bờ biển Đà Nẵng.

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng bờ biển Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ- Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cùng lãnh đạo các ngành chức năng đã trực tiếp kiểm tra tình trạng sạt lở tại bãi tắm Sao Biển 1 (Mỹ Khê, Q.Ngũ Hành Sơn). Tại đây, ông Thơ đề nghị các ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì đường ven biển sẽ bị ảnh hưởng và sẽ rất tốn kém trong việc bảo vệ.

Bãi biển Cửa Đại (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đang có nguy cơ bị biến mất do sạt lở. Để cứu biển Đà Nẵng được xếp hạng là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, lãnh đạo TP.Đà Nẵng cần sớm nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở bất thường và triển khai đồng bộ các giải pháp trước khi quá muộn.

Theo Lan Anh (Báo TN&MT)

Đà Nẵng: Kẻ thù gây sạt lở kinh hoàng ở bãi biển đẹp nhất hành tinh

Thứ 5, 25/01/2018 | 14:55
Hoạt động bơm hút quá mức nguồn nước ngầm khu vực ven biển Đà Nẵng là một trong số những nguyên nhân gây nên sụt lún, xói mòn đường biển.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.