Bi kịch tuyệt vọng của người đàn bà bị bóng đêm săn đuổi (1)

Bi kịch tuyệt vọng của người đàn bà bị bóng đêm săn đuổi (1)

Chủ nhật, 10/11/2013 | 17:52
0
Khi bài báo này lên khuôn, Trần Thị Hoàng Mai, sinh năm 1979 ở Hà Nội - “nhân vật tự sự” đặc biệt của câu chuyện này đã trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh vì căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS.

Cuộc đời của chị là một chuỗi bi kịch tối đen trên dòng sông của nước mắt và đau khổ. Có lẽ khoảng sáng le lói còn lại của đời Hoàng Mai chính là cuốn hồi ký về đời mình và những bài thơ chưa được công bố. 

Đầu tháng 10/2013, khi tôi tìm đến ngôi nhà của gia đình Trần Thị Hoàng Mai ở phố Khâm Thiên, Hà Nội, người mẹ của chị đã trao cho tôi mấy cuốn sổ tay ghi chép những sáng tác của Mai với lời trăng trối cuối cùng của chị trên giường bệnh: “Mẹ hãy tìm cách đưa hộ mấy cuốn sổ này của con cho một nhà văn, vì con muốn một số bài thơ của mình được in trên một tờ báo sau khi con mất và đấy là tâm nguyện cuối cùng của đời con…”. Tôi lật từng trang viết với nét chữ rất đẹp ở ba cuốn sổ tay này, và giật mình khi phát hiện ra Hoàng Mai chỉ được học có lớp 9/12 nhưng có một năng khiếu văn - thơ tự thân khá đặc biệt.

Tôi thầm nuối tiếc, cô gái này nếu không bị số phận vùi dập và mất sớm, nếu được học hành đến nơi đến chốn, có khả năng cô sẽ trở thành một cây bút có tên tuổi. Nhưng cánh cửa cuộc đời khắc nghiệt đã khép lại với Trần Thị Hoàng Mai, chấm dứt cuộc sống và ước mơ cầm bút của chị ở tuổi 33.  Niềm an ủi lớn trước khi mất, giải thưởng duy nhất chị được trao chính là giải nhất cuộc thi viết tự truyện “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” cuối năm 2011 do Tổng cục Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ Tư pháp- Bộ Công an tổ chức trao cho tự truyện “Bước về phía mặt trời” của phạm nhân Trần Thị Hoàng Mai (đang thụ án 7 năm tù về tội ma túy ở trại Thanh Xuân, Hà Nội).

Xã hội - Bi kịch tuyệt vọng của người đàn bà bị bóng đêm săn đuổi (1)

Ảnh minh hoạ

Trao đổi với tôi về cây bút nữ đặc biệt này, một thành viên của Ban tổ chức cuộc thi nói trên không giấu nổi xúc động khi nhận xét: Trần Thị Hoàng Mai có khả năng viết văn thật sự,  tự truyện “Bước về phía mặt trời” của chị đã thuyết phục người đọc bởi thân phận của một phụ nữ khốn khổ, suốt đời chỉ gặp những điều không may mắn, vì bị cái ác và cái xấu săn đuổi, vì điều ngang trái và sự oan ức đeo bám. Cuộc đời của Mai, từ khi còn là một cô bé ngây thơ, trong trắng, đến khi tới tuổi làm vợ, làm mẹ… dường như luôn phải “sống trong nước mắt”, tương lai với chị luôn mịt mờ. Khi cầm bút viết tác phẩm được giải nhất này, Mai đã chung sống với HIV gần 10 năm và đã chuyển giai đoạn cuối, thời gian với chị vô cùng quý giá, bởi nó chỉ còn được tính từng ngày. Trong những ngày tháng cuối cùng đó, vượt lên bệnh tật đang hành hạ thân thể ốm yếu của mình, Mai đã viết truyện và làm thơ như một cơn mê sảng, như một cứu cánh trước khi từ giã cõi đời. Và dưới đây là câu chuyện về “Bi kịch tuyệt vọng của một người đàn bà bị bóng đêm săn đuổi”.

Mười sáu tuổi bị số phận dập xuống bùn đen

Trong một trích đoạn tự truyện của mình, Trần Thị Hoàng Mai viết: “Mười sáu tuổi, tôi bắt đầu biết ngượng ngùng, xấu hổ trước vẻ nhem nhuốc, lếch thếch của mình… Vào một đêm định mệnh, mẹ tôi theo đoàn đi lễ Chùa Hương trong ba ngày mọi công việc nhà mẹ giao cho tôi thay bà quán xuyến.

Đêm ấy, tôi đang ngủ một mình trong một cái lều quán bán hàng dựng bằng cót ép ở nhà dưới. Tự dưng lòng tôi cứ âm ỉ gợi lên một linh cảm bất ổn chẳng lành… Nửa khuya, tôi đang ngủ say - bỗng giật bắn mình nhận thấy có một bóng đen lẩn vào căn lều rách nát của gia đình tôi. Một bàn tay đàn ông thô bạo đang sục sạo trên cơ thể tôi. Bộ râu của người đàn ông này khiến khuôn mặt tôi đau rát! Cảm giác lờm lợm ghê tởm trào lên cổ tôi bởi mùi men rượu nồng nặc bốc ra từ cái bóng đen gớm ghiếc kia! Quá kinh hãi tôi định hét toáng lên thì âm thanh từ miệng tôi chỉ còn là một tiếng ú ớ, nghèn nghẹt rồi đứt quãng… bóng đen ấy bịt chặt miệng tôi lại bằng đôi bàn tay hộ pháp và sức mạnh của ma men. Tôi cố sức vẫy vùng, cào cấu quyết liệt! Có lẽ hắn bị đau nên từ từ buông tôi ra. Tôi nhanh chân vùng dậy, hốt hoảng chạy tới rút then cài cửa và chạy thục mạng một mạch về hướng con đường cái... Phố xá vắng tanh, tôi thấy mình đang đứng trước cổng khu công viên lờ nhờ tối thẫm. Chợt từ xa xuất hiện một loạt ánh đèn chói lóa cùng tiếng động cơ phân khối lớn rít lên xé vào sự im lặng của đêm, tôi cảm thấy mình như ngừng thở! Năm chiếc mô tô lướt nhanh qua tôi rồi đột ngột phanh lại chậm dần… rồi bẻ lái vòng xe quay ngược trở lại. Tôi lớ ngớ đứng nhìn 5 gã con trai đỗ xịch trước mặt, hai thằng trong bọn nhảy xuống kéo tay tôi.

- Ê… em bé, đi chơi với bọn anh cho vui!

- Không! Em không đi đâu cả! Buông tay ra! Các anh làm gì vậy?

Cố sức quát to để tỏ vẻ mình “không dễ bị bắt nạt”, nhưng tôi đã sợ hãi đến toát mồ hôi, đôi chân run rẩy tưởng như sắp khuỵu xuống; trống ngực đập liên hồi. Tôi vùng vằng giật tay lại thì mặt mũi chợt choáng váng vì những cú bạt tai như trời giáng. Một thằng nắm lấy tóc tôi khiến nó xổ tung:

- Con ranh này, muốn chết hả! Mày tính sao, có lên xe không?

- Em… em xin… các anh…

Tới lúc này tôi không còn có thể “lên gân - lên cốt” thêm được nữa - thều thào trong nước mắt và luôn miệng van xin - tôi mong sao bọn chúng sẽ động lòng và buông tha cho tôi! Bỗng, từ hè đường bên kia phát ra một tiếng quát đanh, gọn:

- Này, mấy thằng kia! Bảo vệ trật tự công viên đây! Mau bỏ con bé ra… Chúng mày thích vào phường ngồi cả lũ không?

Năm gã thanh niên tản đi rồi vội vã nhảy lên xe rồ ga chạy thẳng… Còn tôi chưa hết cơn bàng hoàng bởi các “màn săn đuổi” liên tiếp vừa qua - thầm nghĩ: “Sao đời mình lại gặp cảnh tủi nhục đến thế này… giờ thì biết đi đâu - về đâu… ?”. Ngồi bệt xuống lòng đường, hai tay ôm lấy mặt - tôi khóc nức nở! Có bàn tay ai đó đang lay lay vai tôi, tiếp theo là một giọng nói cất lên:

- Cháu gái, đừng sợ! Chú là bảo vệ công viên đang trực ca đêm ở trạm gác phía trong kia. Nhà cháu ở đâu? Mà sao con gái lại một thân một mình ngoài đường khuya khoắt thế này? Thôi, đi theo chú vào trạm ngồi tạm tới sáng, chứ cứ vật vờ ở đây - nguy hiểm lắm!

Cảm ơn trời đã cứu giúp tôi trong lúc nguy nan này. Tôi vô cùng mừng rỡ. Cuống cuồng đứng dậy - tôi bước theo chân “chú bảo vệ” đi vào phía trong công viên mà không chút nghi ngờ! Nhưng rồi cứ đi mãi… đi mãi… tôi chẳng hề thấy cái trạm nào cả! Chỉ thấy mỗi lúc, mình lại càng tiến sâu vào trong một vùng bóng tối như hũ nút, cây cối rậm rạp, vắng vẻ một cách rờn rợn... Tôi liền rụt rè hỏi:

- Chú ơi! Sao chưa tới trạm hả chú? Cháu không đi nữa đâu!

Thình lình, “chú” hiện nguyên hình là gã “bảo vệ” rởm, xoay lưng lại - hắn xô mạnh tôi xuống vệ cỏ. Tình thế xảy ra quá bất ngờ làm tôi không kịp phản kháng… hắn dễ dàng giở thói đồi bại ra vì tôi quá bé nhỏ, làm sao đủ sức chống cự lại - tiếng kêu gào yếu ớt của tôi tuyệt vọng lọt thỏm vào giữa khoảng không đầy bao la, vô tận… 5h sáng, trời còn chưa sáng rõ, tôi lần mò tới gõ cửa nhà đứa bạn gái học cùng lớp. May sao hôm đó cha mẹ nó vắng nhà về quê ăn giỗ chạp. Thấy bộ dạng xơ xác, bơ phờ và xộc xệch của tôi, nó gặng hỏi mãi… quanh co một lúc, tôi đành nói dối nó:

- Tớ bị đánh rồi đuổi ra khỏi nhà!

- Vậy cứ ở tạm đây mấy ngày với tớ cho vui, cha mẹ tớ đi ăn giỗ dưới quê cũng phải ba ngày nữa mới lên cơ.

 Nghe nó nói, tôi gật đầu đồng ý liền, đợi mẹ đi chùa Hương về, tôi mới dám về ngôi nhà ấy được chứ! Tôi sợ lắm! Phải làm sao với chuyện khủng khiếp mới vừa xảy ra đây… !”.

   Thật kinh hoàng, đoạn văn tự truyện nói trên của Trần Thị Hoàng Mai khiến chúng ta đau xót khi nghĩ chị giống như một nhân vật nào đó trong truyện ngắn  của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thời trước cách mạng. Sau cái đêm định mệnh nói trên ở tuổi 16, Mai trở về nhà, những ngày sau đó Mai đã sống trong sự câm lặng tuyệt đối như một chiếc bóng! Không hề mở miệng với ai lấy nửa lời, Mai rầu rĩ, xanh xao, bỏ bê học hành. Cuối cùng, Mai lặng lẽ trốn học vì sợ nếu phải đến trường – sẽ phải đối diện với sự mặc cảm xấu hổ tủi nhục ê chề sau những gì đã xảy ra!

Xã hội - Bi kịch tuyệt vọng của người đàn bà bị bóng đêm săn đuổi (1) (Hình 2).

Phạm nhân Trần Thị Hoàng Mai khi điều trị trong bệnh xá trại giam Thanh Xuân.

Dấn thân vào bóng tối sau cuộc tự sát không thành

Khi nhận được thông báo về việc Mai thường xuyên nghỉ học không lý do, bà mẹ bức xúc nói với chị:

- Mày không thích đi học nữa chứ gì? Để đi đánh đĩ phỏng! Được thôi, từ mai ở nhà luôn! Đằng nào thì bây giờ tao cũng không còn điều kiện lo cho mày theo học tiếp nữa! Tốn tiền, tốn gạo!

“Con đường học hành của tôi thế là kết thúc! Và tôi ở nhà tối mắt, tối mũi với những công việc phụ giúp gia đình, tiếp tục lặng câm với bao trận đòn của mẹ, rồi lại tiếp tục nỗi sợ hãi… Giấc ngủ hàng đêm đối với tôi đã trở thành những cơn mơ hỗn loạn đầy nỗi ám ảnh, hoang mang! Cùng quẫn… Tôi quyết định tìm đến cái chết mong được giải thoát khỏi cuộc sống bất hạnh này! Một hôm tôi lén lấy cắp tiền trong tủ của mẹ, ra cửa hàng thuốc tân dược hỏi mua 100 viên thuốc ngủ - nhưng người ta từ chối không bán. Lại tìm đến cửa hàng chuyên cung cấp thuốc diệt chuột, tôi yêu cầu họ bán cho 10 gói. Chắc có lẽ lượng thuốc này vượt quá tiêu chuẩn được phép bán ra hay sao đó, nên họ chỉ chấp thuận giao cho tôi ba gói mà thôi.

Tôi đem về nhà pha sẵn ra. Khi đêm đến, tôi ngồi viết thư gửi lại cho mẹ một lá thư tuyệt mệnh ướt nhoè nước mắt kể cho bà nghe mọi sự đã xảy ra với tôi… Trời gần sáng, tôi uống liền một hơi thứ dung dịch đã được pha sẵn cho tới giọt cặn cuối cùng… Song không hiểu vì sao cái chết đã không đến như tôi mong đợi! Lúc tỉnh lại, bàn tay tôi yếu ớt lần tìm trong chiếc gối vẫn ở nơi đầu nằm – lá thư vẫn còn đó mà không ai phát hiện thấy! Sống không được - chết cũng chẳng xong! Tôi đem lá thư đó đốt thành tro bụi, vùi chôn tất cả sự đau lòng vào đáy sâu tâm hồn của người con gái, như nụ hoa chớm nở đã bị vùi dập trong cơn giông tố vần vũ, khốc liệt”, Mai giãi bày trong tự truyện.

  Trong chuỗi ngày đau đớn ấy, cuộc đời của Mai đã rẽ sang một khúc ngoặt đen tối khác. Qua mối quan hệ quen biết với gia đình chị, một người đàn bà khá giàu có đã đến đón Mai, chở tới một nhà hàng sang trọng với lời hứa tạo cho Mai công ăn việc làm với thu nhập khá. Nhà hàng này khá lớn, nó nằm toạ lạc trên một giao lộ giữa hai mặt phố với bảng hiệu rực rỡ ánh đèn treo, với tốp nhân viên bảo vệ bận đồng phục và mũ đội đầu trắng toát. Mai bước vào như con bé lọ lem trước bao cặp mắt đầy lạ lẫm của người khác, lòng khấp khởi, hồi hộp nghĩ rằng có lẽ công việc mình sắp được nhận là người bưng bê, phục vụ hay gì đó?

Người đàn bà ấy dẫn Mai lên tầng thứ ba – đó là một dãy phòng nhập nhoạng ánh đèn, bên trong mỗi phòng đó là tiếng nhạc bập bùng, tiếng người hát vọng ra rầu rĩ! Đưa Mai vào một căn phòng bỏ trống, bà ta quẳng ra trước mặt chị vài thứ đồ trang điểm rẻ tiền, một chiếc váy diêm dúa, loè loẹt cùng đôi guốc cao gót nhọn hoắt, rồi giục Mai thay bộ đồ trên người ra. Sau đó, theo lệnh của bà ta, có hai cô gái bước vào, họ chỉ cho tôi ngồi xuống chiếc ghế và bắt đầu tô vẽ màu mè lên khắp gương mặt đen nhẻm non choẹt của tôi, vừa làm thao tác trang điểm, họ lại vừa dặn dò:

- Nhớ khéo léo chiều lòng khách một chút nghe chưa! Làm cái nghề này phải biết chấp nhận mới kiếm được nhiều tiền, em gái ạ!

Lúc này Mai mới bắt đầu hiểu mình được đưa đến đây không phải để bưng bê, phục vụ, mà thực chất là để trở thành một tiếp viên karaoke. “Cứ mặc kệ xem công việc thế nào!” – Mai chỉ có mấy giây để suy nghĩ bởi ngay sau đó, đã được điều vào tiếp khách cùng ba cô gái khác.

Mai tường thuật buổi đầu tiên khi phải tiếp khách trong phòng hát karaoke ở nhà hàng trên:  “Vị “thượng đế” được tôi kêu bằng “chú” xưng “cháu” thật ngờ nghệch! Ông ta say sưa hát hò ông ổng, thỉnh thoảng quay sang yêu cầu tôi rót rượu. Tôi nín thở, đưa mắt ngó quanh từng vật dụng hiện đại và sự bài trí không gian của căn phòng. Khi đã ngà ngà say, ông khách rút ra tờ 50 USD xanh lét rồi ê… anh bảo tôi:

- Tờ đô này… sẽ… là… của em… Chỉ cần em… làm… cho tôi… một việc thôi! Em hãy… cúi người xuống… lau sạch đôi… giày của tôi… bằng lưỡi… thế nào, em… làm được chứ?

Trong phút chốc, quá khứ nghèo túng, khổ cực thuở xưa hiện lên trong tâm trí tôi… trong đời mình, chưa bao giờ tôi nhìn thấy số tiền lớn như thế! Chỉ cần tôi làm theo ý ông ta, nó sẽ là của tôi! Nhưng không được! Chẳng ai lại đi “liếm giày” nếu là con người! Ông khách này rõ ràng đang hạ nhục tôi bằng cái cách của một người trí thức biến chất!

Tiếc rằng, tôi chưa kịp nói lời nào thì ông ta đã nắm đầu tôi ấn xuống khiến tôi ngã chúi xuống chân ông ta, đầu tóc rối tung, nước mắt tuôn ra làm nhoè nhoẹt lớp mạc-ca-ra chảy thành dòng đen ngòm trên hai gò má tôi.

Ông ta cất tiếng cười khả ố có vẻ rất khoái chí! Kéo tay tôi dậy – dúi vào đó tờ tiền xanh – Ông ta lè nhè phả hơi nhậu thẳng vào mặt tôi:

Này… con bé! Cô không…biết làm… “cave” là thế…nào…sao?

Rồi ông ta lôi tôi, đẩy ra ngoài cửa phòng…”.

“Tôi nhắm mắt đưa chân vào cuộc kiếm tiền ô nhục như thế đấy! Tặc lưỡi chấp nhận! Tôi bất cần bởi cho rằng “đời mình còn gì để mà mất nữa đâu” ! Càng dấn thân vào kiếp mua vui cho người thiên hạ - Tôi càng trở nên ngang tàng, hoang dại, nuôi dưỡng tràn đầy lòng thù hận trước cuộc đời này! Tôi nhanh chóng hoà nhập vào thế giới của những “cave” với thú vui tiêu tiền vung vãi những cuộc chơi thâu đêm cùng bài bạc và rượu mạnh. Ban đầu tôi còn về nhà, dần dần chỉ đảo qua, và sau cùng thì gần như biệt tăm, biệt tích”, Mai chua chát giãi bày.

Chán đời, Mai muốn tìm quên bằng cách lao như thiêu thân vào từng cuộc đàn đúm thác loạn của đám “cave”. Cuối cùng Mai theo bọn họ làm quen với ma tuý, rồi mắc bẫy giữa vòng vây xiết chặt của nó. Mai đâu ngờ phút sa chân mù quáng và dại dột ấy, cô đã tự đẩy cuộc sống tương lai của mình trượt dài xuống vực sâu tăm tối nhất. Sau những cơn bồng bềnh, u mê đầy ảo giác man dại cùng lũ bạn nghiện, lúc tỉnh táo, Mai thường bị giày vò trong bao nỗi ngậm ngùi, mặc cảm! Sự hổ thẹn trước cái nhìn khinh miệt và xa lánh của dư luận! Bởi dù ở đâu hay bất cứ một xã hội nào cũng vậy đâu có ai lại đồng tình, đứng về phía kẻ đang dấn thân trong vũng lầy tội lỗi, đi ngược lại với lối sống văn hoá - thuần phong mỹ tục truyền thống làm điều sai lệch với thước đo giá trị, chuẩn mực đạo đức và nhân phẩm con người.

Tuy biết thế nhưng Mai vẫn bị dấn sâu vào đáy bùn nhơ nhớp bởi vì như cô tâm sự: “Ma tuý vốn là thứ độc dược có quyền lực vô cùng ma quái! Nó kiềm toả, bủa vây trí óc và thân xác tôi- làm tê liệt tất cả mọi nhận thức đúng – sai; triệt tiêu dần đi từng “tính bản thiện” trong con người tôi! Làm bạn với nó, tôi chẳng còn quan tâm tới những “công – dung – ngôn - hạnh” xa xôi nào đó… Chỉ cần có tiền chơi thuốc, việc xấu xa gì tôi cũng có thể làm! Năm năm làm nô lệ của “Nàng Bạch Tuyết”, tôi bị đẩy vào bao tình cảnh khốn khổ đến cùng cực! Khi chẳng còn lối thoát, tôi buộc phải lựa chọn quyết định đoạn tuyệt với sự lệ thuộc mà nó đem đến trong cuộc sống của mình!”.        

Duy Việt (ghi lại)

(Còn nữa)

Bi kịch tình tiền của ông lão 70 và bà vợ tiến sĩ

Thứ 6, 01/11/2013 | 10:32
Vốn là người đàn ông hiền lành, hàng xóm đều có chung một ấn tượng về ông là một người chuẩn mực và luôn hòa đồng với mọi người.

Bi kịch những phụ nữ dân tộc phải gửi vào làng trẻ S.O.S

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:50
Sinh ra con, ai cũng mong muốn che chở, nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành. Song đối với những người phụ nữ góa bụa ở La Pán Tẩn, ước mơ ấy bỗng dưng trở nên quá xa vời bởi sự ra đi của người chồng, khiến mẹ con họ chia lìa đôi ngả.

Bi kịch của cô bé 14 tuổi và cái thai với anh rể

Thứ 5, 01/08/2013 | 20:55
14 tuổi với cái thai 6 tháng vượt mặt, bé L. hàng đêm vẫn hoảng sợ tới mất ngủ bởi ký ức kinh hoàng và những lời đe dọa của 2 gã anh rể ‘quỷ râu xanh’.

Bi kịch của người vợ thuê thám tử rình chồng

Thứ 2, 08/07/2013 | 11:52
Bà vợ nghi chồng đang quan hệ ngoài luồng với người yêu cũ bèn nhờ thám tử xác minh. Nhưng thực tế, ông xã không trăng gió với cô gái ấy mà lại có tới 3 nàng bồ khác cùng lúc.

Bi kịch sau liên hoan 'vượt vũ môn' của cậu học trò nghèo

Chủ nhật, 23/06/2013 | 07:53
Sau khi con trai út nhận được giấy báo trúng tuyển 2 trường đại học (ĐH), đôi vợ chồng nghèo cảm thấy thật mãn nguyện. Vậy là cậu út Nguyễn Quang Hưng đã noi gương người chị đang là sinh viên năm thứ 3 của một trường ĐH có tiếng. Thế nhưng, chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy thì bi kịch bất ngờ giáng xuống cái gia đình nhỏ bé ấy...

Trăn trở vụ kẻ có học giết người vì bị kích động

Thứ 2, 08/04/2013 | 14:54
Từng đứng trên bục giảng hơn 30 năm, tiến sĩ Hoàng Văn Hùng luôn trăn trở về một vụ án mà thủ phạm giết người trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh.

Bi kịch thảm thương của bồ 'Người không chân'

Thứ 7, 16/02/2013 | 09:41
Người mẫu Reeva Steenkamp bỏ mạng sau khi bị người yêu là VĐV điền kinh nổi tiếng Oscar Pistorius bắn đúng ngày Valentine.

Bi kịch tình tiền của ông lão 70 và bà vợ tiến sĩ

Thứ 6, 01/11/2013 | 10:32
Vốn là người đàn ông hiền lành, hàng xóm đều có chung một ấn tượng về ông là một người chuẩn mực và luôn hòa đồng với mọi người.

Bi kịch những phụ nữ dân tộc phải gửi vào làng trẻ S.O.S

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:50
Sinh ra con, ai cũng mong muốn che chở, nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành. Song đối với những người phụ nữ góa bụa ở La Pán Tẩn, ước mơ ấy bỗng dưng trở nên quá xa vời bởi sự ra đi của người chồng, khiến mẹ con họ chia lìa đôi ngả.

Bi kịch của cô bé 14 tuổi và cái thai với anh rể

Thứ 5, 01/08/2013 | 20:55
14 tuổi với cái thai 6 tháng vượt mặt, bé L. hàng đêm vẫn hoảng sợ tới mất ngủ bởi ký ức kinh hoàng và những lời đe dọa của 2 gã anh rể ‘quỷ râu xanh’.

Bi kịch của người vợ thuê thám tử rình chồng

Thứ 2, 08/07/2013 | 11:52
Bà vợ nghi chồng đang quan hệ ngoài luồng với người yêu cũ bèn nhờ thám tử xác minh. Nhưng thực tế, ông xã không trăng gió với cô gái ấy mà lại có tới 3 nàng bồ khác cùng lúc.

Bi kịch sau liên hoan 'vượt vũ môn' của cậu học trò nghèo

Chủ nhật, 23/06/2013 | 07:53
Sau khi con trai út nhận được giấy báo trúng tuyển 2 trường đại học (ĐH), đôi vợ chồng nghèo cảm thấy thật mãn nguyện. Vậy là cậu út Nguyễn Quang Hưng đã noi gương người chị đang là sinh viên năm thứ 3 của một trường ĐH có tiếng. Thế nhưng, chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy thì bi kịch bất ngờ giáng xuống cái gia đình nhỏ bé ấy...

Trăn trở vụ kẻ có học giết người vì bị kích động

Thứ 2, 08/04/2013 | 14:54
Từng đứng trên bục giảng hơn 30 năm, tiến sĩ Hoàng Văn Hùng luôn trăn trở về một vụ án mà thủ phạm giết người trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh.

Bi kịch thảm thương của bồ 'Người không chân'

Thứ 7, 16/02/2013 | 09:41
Người mẫu Reeva Steenkamp bỏ mạng sau khi bị người yêu là VĐV điền kinh nổi tiếng Oscar Pistorius bắn đúng ngày Valentine.