Bảo vệ môi trường lưu vực sông: Cần đột phá

Bảo vệ môi trường lưu vực sông: Cần đột phá

Thứ 6, 17/11/2017 | 10:00
0
Việc phát triển và quản lý lưu vực sông hiện nay còn nhiều thách thức, hạn chế cần khắc phục.

Chưa có quy hoạch quản lý tổng hợp

Ngày nay, các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đều gắn với các lưu vực sông (LVS) lớn như hệ thống sông Hồng - Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, Mê Công, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và hệ thống sông Đồng Nai. Tuy nhiên, cách quản lý truyền thống, thiếu liên ngành, liên vùng đang đẩy các lưu vực vào thế phát triển thiếu bền vững.

Nguyên nhân của thực trạng này, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc quản lý và bảo vệ môi trường nước mà cụ thể là quản lý LVS hiện nay còn quá nhiều bất cập. Cách quản lý chưa thực sự theo phương pháp quản lý tổng hợp và bền vững theo lưu vực sông mà vẫn theo địa giới hành chính; chưa có quy hoạch phát triển toàn diện mà thường quy hoạch theo từng ngành riêng rẽ như quy hoạch thủy lợi, thủy điện… Cùng với đó, hệ thống văn bản pháp luật phân cấp trong quản lý nhà nước còn chồng chéo, trùng lặp trong khi có chỗ lại bỏ trống. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa hiệu quả, thiếu thống nhất.

Điều này được minh chứng khi các thành phần các tổ chức LVS đã lập như Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông (UBBVMTLVS) hiện hoàn toàn bao gồm các đại diện kiêm nhiệm gồm đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa phương liên quan, dẫn tới những hạn chế trong đầu tư nguồn lực và thời gian cho nhiệm vụ quản lý. Ngay cả bộ máy giúp việc, trừ Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là cơ quan chuyên trách, các Văn phòng Ban Quản lý quy hoạch, Hội đồng LVS hoặc các UBBVMTLVS đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, với kinh phí, hạ tầng cơ sở và cán bộ nhân viên chưa được bố trí đầy đủ và kịp thời.

Việc bảo vệ môi trường nước vẫn còn còn sự chồng chéo trong phân công giữa bộ TN&MT và bộ NN&PTNT, đặc biệt là ở những đoạn giáp ranh giữa sông tự nhiên và kênh rạch, giữa các tỉnh khiến việc bảo vệ môi trường thiếu đồng bộ gây ra những hệ lụy.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện chưa có một tổ chức LVS đủ năng lực để thực thi việc quản lý tổng hợp, sự phối, kết hợp giữa quản lý nước (cho dù là theo quy hoạch thủy lợi) với bảo vệ nguồn nước (theo đề án bảo vệ môi trường).

Chính sách còn “gặp khó”

Ông Nguyễn Thượng Hiền, Văn phòng các Ủy ban BVMT LVS, tổng cục Môi trường cho biết hiện: Việc triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách hoặc giải pháp BVMT theo quan điểm quản lý tổng hợp lưu vực sông (LVS) hiện đang gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể, việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường cho 3 LVS còn gặp khó khăn trong xác định cơ sở pháp lý và vị trí quy hoạch bảo vệ môi trường so với các quy hoạch khác; việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về một số loại hình sản xuất kinh doanh cần cấm hoặc hạn chế đầu tư trên LVS đã bị hạn chế do chính sách, pháp luật về đầu tư; việc nâng cao vai trò của các Ủy ban bảo vệ môi trường LVS gặp khó khăn do chưa có căn cứ pháp lý về quyền lực hành chính của tổ chức cấp vùng, liên tỉnh...

Các Đề án Bảo vệ môi trường LVS được phê duyệt với số kinh phí rất lớn (Đề án hệ thống sông Đồng Nai 1.938 tỷ đồng, Đề án sông Nhuệ - sông Đáy 3.335 tỷ đồng). Tuy vậy, nguồn kinh phí cho các Đề án này không được bố trí riêng nên rất khó huy động để triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh kinh tế cả nước đang gặp khó khăn. Việc xây dựng cơ chế đặc thù cho công tác này không thể thực hiện được do quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Tại đa số các địa phương, việc phân bổ kinh phí 1% chi sự nghiệp môi trường còn thiếu và sử dụng kinh phí hiệu quả chưa cao. Công tác triển khai xây dựng các nhiệm vụ, dự án cụ thể tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc các Đề án Bảo vệ môi trường LVS. Bên cạnh hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật môi trường là yếu tố quyết định, nhưng vấn đề này chưa được đầu tư thỏa đáng…

TS. Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng, cần có quy định cụ thể các nội dung về quản lý LVS, tổ chức bộ máy quản lý, điều phối hoạt động, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên. Đặc biệt, khắc phục sự cố ô nhiễm nước phải gắn với trách nhiệm, thẩm quyền quản lý Nhà nước về LVS...

Thái Bình (Báo Tài nguyên& Môi trường)

Phát hiện 2 quả đạn pháo còn kíp nổ trên sông Đồng Nai

Thứ 3, 14/11/2017 | 22:24
Đến đánh cá ở khu vực chân cầu An Hảo, người dân vô tình phát hiện 2 quả đạn pháo 175 ly, mỗi quả nặng trên 80kg và còn nguyên kíp nổ trồi lên mặt bùn.

Phát động sáng tác tranh bảo vệ môi trường

Thứ 3, 14/11/2017 | 09:04
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về môi trường văn hóa, thể thao và du lịch.

Các nước hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Damrey

Thứ 7, 11/11/2017 | 08:16
Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam nhằm khắc phục hậu quả do cơn bão Damrey gây ra. Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã bày tỏ sự chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại do bão gây ra.

Hà Nội: "Bến cóc" ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật

Thứ 7, 11/11/2017 | 07:00
Sau khi chủ trương điều chỉnh luồng tuyến của sở GTVT Hà Nội có hiệu lực, các tuyến xe khách thay đổi thì tình trạng xe dù, "bến cóc" mọc lên như nấm sau mưa tại khu vực quanh bến xe Mỹ Đình… Điển hình là ở đường Phạm Hùng, "bến cóc" ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.