Bà Rịa – Vũng Tàu: Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

Thứ 2, 11/12/2017 | 20:00
0
Vấn đề ô nhiễm môi trường của các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT) lại được các đại biểu đặt ra đối với lãnh đạo sở TN&MT.
Kết nối- Chính sách - Bà Rịa – Vũng Tàu: Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

Một số trại chăn nuôi thải trực tiếp nước thải ra hồ nước sinh hoạt Đá Đen, gây bức xúc dư luận.

Tại phiên chất vấn và trả lời tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh BR – VT (diễn ra từ 7 - 9/12), vấn đề ô nhiễm môi trường của các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh lại được các đại biểu đặt ra đối với lãnh đạo sở TN&MT.

Đại biểu Bùi Chí Tình cho rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường do các trại chăn nuôi heo là một trong những điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua, vậy tại sao đến giờ vẫn chưa được khắc phục?

Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc sở TN&MT tỉnh BR - VT cho biết: Theo số liệu thống kê của các địa phương trong tháng 3/2017, tỉnh có 669 cơ sở nuôi heo có quy mô từ 50 cơn trở lên, chủ yếu tập trung ở huyện Châu Đức với 525 cơ sở.

Tháng 8/2017, UBND tỉnh đã ban hành 31 quyết định, kết luận kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường đối với các trại chăn nuôi heo thuộc thẩm quyền quản lý cấp tỉnh. Kết quả, có 4 trại không nằm trong quy hoạch, 20 trại đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ có 2 trại đăng ký đề nghị cấp giấy phép xả thải nhưng chỉ có 1 trại đủ điều kiện được cấp phép; 50% chưa có giấy phép khai thác sử dụng nước ngầm…

Ông Linh cho rằng, hầu hết các trại chăn nuôi đều tồn tại trước khi UBND tỉnh ban hành Quy hoạch chăn nuôi theo Quyết định số 258/QĐ – UBND ngày 25/01/2010.

Kết nối- Chính sách - Bà Rịa – Vũng Tàu: Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi (Hình 2).

Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh.

Các cơ sở chăn nuôi chưa thực hiện các thủ tục pháp lý đa số thuộc hộ kinh doanh cá thể, từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình tự phát triển dần lên trang trại và đưa vào hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư nên chưa có cơ sở để thẩm định, phê duyệt thủ tục môi trường và tài nguyên nước theo quy định.

Nhận thức, ý thức tránh nhiệm về BVMT và tài nguyên nước của các cơ sở sản xuất, nhất là cơ sở quy mô hộ gia đình còn hạn chế, mặc dù đã được kiểm tra, nhắc nhở thực hiện các thủ tục theo quy định.

Đồng thời, trong nhiều năm qua một số địa phương chưa quan tâm ngăn chặn các cơ sở sản xuất xây dựng trái phép, không phép, dẫn đến khu vực đưa vào hoạt động chưa có các thủ tục theo quy định. Việc thanh tra và xử lý các trại chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý cấp tỉnh của ngành TN&MT chưa kịp thời, không quyết liệt dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong hoạt động chăn nuôi heo không được xử lý quyết liệt.

Trước ý kiến của một số đại biểu cho rằng một số trại chăn nuôi heo xả thải ảnh hưởng trực tiếp đến các hồ chứa nước lớn của tỉnh như: hồ Châu Pha (huyện Tân Thành), hồ Sông Ray (huyện Châu Đức và Xuyên Mộc), hồ Đá Đen (huyện Châu Đức), hồ Sông Hỏa (huyện Xuyên Mộc). Ông Lê Ngọc Linh cho biết: hiện nay hầu hết các trại nuôi heo đều tận dụng nước thải chăn nuôi để tưới cây trong khuôn viên trại và cho các hộ dân xung quanh bơm tưới cho cây trồng xung quanh trại. Theo quy chẩn Quốc gia QCVN 01 – 14: 2010/BNNPTNT quy định các điều kiện về an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi thì vị trí và khoảng cách của đa số các trại so với nguồn nước mặt vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn.

Tuy nhiên, vẫn có một số trại xả thải một phần vào các suối chảy về các hồ chứa nước. Trong đó, 4 trại chăn nuôi: Quang Anh 1, Đặng Thị Yến, Nhất Tiến Phát và Ngọc Hân Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc) một phần nước thải được dẫn qua suối rồi đổ về hồ Sông Hỏa; trại chăn nuôi Đông Á (huyện Tân Thành) một phần nước thải được dẫn về hồ Châu Pha; 3 trại chăn nuôi: Kim Cương Phú, Nam Trung Sơ, Nhân Hòa (huyện Xuyên Mộc), một phần nước thải cũng được xả ra hệ thống suối rồi chảy về hồ sông Kinh.

Về các giải pháp khắc phục các kết luận kiểm tra của UBND tỉnh, ông Linh cho biết, có 6 trại nuôi heo đã thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình BVMT; có 5 trại đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm; 4 trại nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải…

Trong tháng 12/2017, sở TN&MT sẽ tổ chức tái kiểm tra việc khắc phục các hành vi vi phạm của 31 trại heo, từ đó đánh giá kết quả thực hiện các yêu cầu, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Phối hợp với sở NN&PTNT, sở Kế hoạch và Đầu tư xác định các trại nuôi heo khác được phép tồn tại, phù hợp với quy hoạch và hướng dẫn thực hiện các thủ tục về môi trường và tài nguyên nước.

Đồng thời, khẩn trương triển khai hoàn thành 3 trạm quan trắc tự động nước mặt các hồ cấp nước sinh hoạt (Đá Đen, sông Ray, sông Hỏa) để theo dõi thường xuyên, liên tục chất lượng nguồn nước…

Theo Linh Nga (Báo Tài nguyên & Môi trường)

Đề xuất áp thuế bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Thứ 2, 30/10/2017 | 13:52
Đó là đề xuất của TS.Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng cục Chăn nuôi, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội thảo “Định hướng và đề xuất xây dựng các chính sách về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi phù hợp với điều kiện Việt Nam” được tổ chức vừa qua.

Tăng mức xử phạt khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Thứ 4, 09/03/2016 | 13:35
Đây là nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Hàng trăm người dân khiếp đảm bởi ô nhiễm từ chất xả thải chăn nuôi

Thứ 5, 10/12/2015 | 14:11
Hàng trăm hộ dân sống ở khu vực Công ty Chăn nuôi Tam Đảo (xã Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đang ngày đêm phải chịu cảnh hôi thối, ô nhiễm.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.