Ai nói sinh viên ăn cơm 2.000 đồng là không có lòng tự trọng?

Ai nói sinh viên ăn cơm 2.000 đồng là không có lòng tự trọng?

Thứ 7, 14/10/2017 | 19:00
2
Sinh viên không phải người nghèo và không được bước vào quán cơm từ thiện 2.000 đồng?

Mới đây, Vũ Tuấn Anh - người sáng lập dự án phát triển nghề nghiệp cộng đồng cho sinh viên - đã đăng tải dòng trạng thái nhận định rằng sinh viên xếp hàng mua cơm 2.000 đồng ở Sài Gòn là "không có lòng tự trọng". Chỉ vì xếp hàng ăn cơm từ thiện mà bị nói là "không có lòng tự trọng" liệu có quá khắt khe?

Tôi từng trải qua quãng thời gian là sinh viên, cũng có lúc no lúc đói và từng nhiều lần nhận đồ ăn từ thiện trước phòng trọ, quán cơm gần trường và trong chùa, chưa bao giờ nghĩ mình làm vậy là đánh mất lòng tự trọng. Chỉ những người mang tiếng làm việc nhân đạo nhưng coi thường người khác, cho mình cái quyền phán xét người khác mới gọi là không có lòng tự trọng. 

Những sinh viên tỉnh lẻ như tôi khi đặt chân vào thành phố lớn để sinh sống và học tập, ngoài chuyện phấn đấu để đổi đời còn có chuyện ăn ở sao cho không lãng phí.

Tôi còn nhớ ngày đó mỗi tháng chỉ bảo gia đình gửi vào cho mình 1 triệu đồng, trong đó có 300.000 đồng tiền trọ, 600.000 đồng tiền ăn và 100.000 đồng tiền phòng ốm đau, photo tài liệu học. Vậy nên với 600.000 tiền ăn, tôi chia nhỏ ra mỗi ngày chỉ dùng trong 20.000 đồng, nếu dùng hơn thì hôm sau phải bớt đi.

Do ở chung với các sinh viên khác nên chúng tôi cũng đỡ đần cho nhau, đói cùng đói mà no cùng no, có hôm nào nghe tin chùa hay chủ trọ làm từ thiện phát thức ăn là dẫn nhau đi nhận. Những ngày tháng đó, tôi trân trọng vô cùng vì đã giúp tôi nếm được vị tình cảm ân nghĩa nơi đất khách quê người.

Đa chiều - Ai nói sinh viên ăn cơm 2.000 đồng là không có lòng tự trọng?

Nhiều sinh viên xếp hàng mua cơm từ thiện do anh Tuấn Anh đăng tải lên mạng. Nguồn: Facebook TA.V

Tôi chắc chắn rằng nếu các bạn sinh viên nhà ở thành phố, gia đình khá giả thì chẳng bao giờ họ nghĩ đến bữa cơm giá rẻ chứ chưa nói đến cơm 2 chữ “từ thiện” và có giá 2.000 đồng – một số tiền mà bây giờ cho con nít chúng cũng chê ít.

Bởi ai cũng đủ hiểu cơm 2.000 đồng sẽ là món cơm không ngon như cơm 15.000 đồng, không đủ thịt cá rau xanh như cơm 35.000 đồng và càng không dám so sánh với hộp cơm ở những tiệm lớn khang trang.

Sinh viên hay bất cứ ai bước vào quán cơm đó, điều đầu tiên họ bỏ ra không phải là 2.000 đồng mà là sự biết ơn người đã tạo ra bữa cơm, giúp họ tiết kiệm được kha khá tiền cho một ngày. Thiết nghĩ nếu bữa cơm đó dù không ngon nhưng đủ an toàn thì quá tốt cho những bạn sinh viên gia cảnh khó khăn, có thể no bụng mà học hành, làm thêm.

Chúng ta không thể đánh giá được một người qua bề ngoài và đôi lần gặp gỡ, vậy cớ chi lại “vơ đũa cả nắm” rằng sinh viên sức dài vai rộng đi ăn cơm từ thiện 2.000 đồng là không có lòng tự trọng?

Chúng ta có đoán được trong 100 sinh viên ăn cơm 2.000 đồng có bao nhiêu người sau này sẽ trở thành giám đốc vạn người kính trọng? Chúng ta cũng đâu biết những người cầm 2.000 đồng trả cho anh, bị anh chê là không có lòng tự trọng sau này sẽ thuyết giảng cho thế hệ trẻ về lòng tự trọng. 

Tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện về bức thư từ trường học The Heritage (Ấn Độ) gửi phụ huynh đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả từ khắp nơi trên thế giới.

Nguyên văn bức thư như sau:

 “Thưa các bậc phụ huynh,

Kỳ thi đang sắp sửa diễn ra. Tôi biết quý vị vô cùng hồi hộp và đặt nhiều kỳ vọng vào con mình, tuy nhiên có một điều quý vị cần nhớ. Trong số học sinh sẽ bước vào kỳ thi lần này, có em sẽ trở thành họa sĩ, mà họa sĩ thì không nhất thiết phải giỏi Toán học.

Có em sẽ trở thành doanh nhân, mà doanh nhân thì không cần quan tâm quá nhiều đến Lịch sử và Văn học. Có em sẽ trở thành nhạc sĩ, mà nhạc sĩ thì điểm Hóa có thấp một chút cũng không phải là vấn đề. Có em sẽ trở thành vận động viên, do vậy thể chất quan trọng hơn kiến thức Vật lý.

Nếu con quý vị đạt điểm cao thì quả thực rất tuyệt vời. Nếu không, đừng khiến chúng phải mất tự tin vì điểm số. Hãy nói với chúng rằng không sao cả, đây chỉ là một kỳ thi. Cuộc sống này còn nhiều điều quan trọng khác.

Hãy để chúng hiểu rằng cho dù con đạt được điểm thấp hay cao, bố mẹ vẫn luôn yêu con và không hề phán xét. Hãy nói với con mình như vậy, rồi ngắm nhìn con tự tin bước ra đời. Một bài kiểm tra không thể lấy đi ước mơ và khả năng của con”.

Quả thực vậy, cuộc sống này còn nhiều điều quan trọng khác hơn là chuyện phán xét những sinh viên bước vào quán cơm từ thiện 2.000 đồng.

Hãy để sinh viên – những người trẻ sẽ trở thành trụ cột của nước nhà, biết trân trọng những gì mình nhận được, dù là cơm chỉ 2.000 đồng, rồi họ sẽ tạo ra giá trị lớn hơn trong tương lai. 

Phương Thảo

Chàng sinh viên “khùng” và hành trình chôn cất thai nhi

Thứ 3, 10/10/2017 | 10:00
Bị nhiều người gọi là “tâm thần”, nhưng B., 19 tuổi đêm đêm âm thầm đi khắp con phố nơi tập trung nhiều phòng khám tư để tìm nhặt xác thai nhi xấu số về chôn cất.

Sinh viên mang Trung Thu đến với trẻ em nghèo

Thứ 3, 03/10/2017 | 18:11
Toàn bộ kinh phí được sinh viên phát động thông qua nhiều hình thức như làm thiệp handmade, pha chế nước uống, làm bánh Trung Thu…
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Những sợi tóc không bâng quơ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Xưa, nhà tôi ở khu tập thể, nhà tranh tre nứa lá, chủ nhật mà nắng là ngày các cô công nhân gội đầu. Chuẩn bị gội đầu công phu lắm.

Ai sướng hơn ai?...

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Quán cà phê vào sáng chủ nhật khá nhộn nhịp, thường vậy, hai ngày cuối tuần luôn đông hơn các ngày khác trong tuần. Lâu lắm rồi, tôi mới ngồi cà phê với bạn. Có thể do tôi có thói quen ít giao du, nên nhiều khi cả tháng không hề ngồi cà phê.

Hiểm họa… chó

Thứ 2, 25/03/2024 | 07:00
Một tờ báo vừa đưa tin cục trưởng cục Thú y Việt Nam nói: Không nơi nào (trên thế giới) chết vì bệnh dại nhiều như ở Việt Nam.

Trà đá vỉa hè

Thứ 7, 23/03/2024 | 07:00
Định nghĩa văn hóa rất đa dạng và nhiều chiều kích. Với tôi, trà đá vỉa hè là một đặc sản văn hóa của xứ Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Chuyện bay

Thứ 6, 22/03/2024 | 07:00
Hôm nọ tôi có việc bay vào Sài Gòn để nối chuyến đi nước ngoài, vé đã mua xong, yên tâm sắp xếp công việc, và cả đặt khách sạn.
     
Nổi bật trong ngày

Những sợi tóc không bâng quơ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Xưa, nhà tôi ở khu tập thể, nhà tranh tre nứa lá, chủ nhật mà nắng là ngày các cô công nhân gội đầu. Chuẩn bị gội đầu công phu lắm.