“Bắt bệnh” bội chi bảo hiểm để tìm hướng “điều trị”

“Bắt bệnh” bội chi bảo hiểm để tìm hướng “điều trị”

Thứ 6, 13/10/2017 | 12:00
2
Nếu làm hết cách, chi vẫn vượt thu, người dân sẽ vui vẻ đóng góp thêm phí bảo hiểm cho việc chữa bệnh của bản thân hoặc chữa bệnh cho những người khác kém may mắn hơn mình.

Mới tháng 10/2017, 56 địa phương đã chi hết nguồn bảo hiểm y tế. Nguy cơ cao là các bệnh viện sẽ nợ nếu tiếp tục công việc khám chữa bệnh. Về lâu dài, có thể dẫn đến vỡ quỹ.

Một loạt nguyên nhân được chỉ ra: Giá dịch vụ y tế mới được điều chỉnh tăng; chi phí tiền lương của y, bác sĩ được tính vào chi phí điều trị; quá nhiều các loại xét nghiệm trùng lặp được tiến hành; bệnh nhân được kê đơn thuốc không đúng bệnh; bệnh nhân nhẹ cũng được chỉ định nằm viện... Cuối cùng, kết luận bệnh nhân đang được hưởng nhiều hơn mức họ đóng và giải pháp là tăng phí bảo hiểm.

Đóng tiền ít nhưng được hưởng nhiều. Cái lý được đưa ra bởi toàn các nhà quản lý chuyên ngành, kinh nghiệm đầy mình, số liệu trong tay. Lỗi lại là của người dân đóng ít, hưởng nhiều. Khổ nỗi, việc phải đóng thêm phí bảo hiểm sẽ ảnh hưởng tới toàn dân, ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách mà ngân sách thì cũng từ thuế của dân… cho nên, cần phải cân nhắc thận trọng hơn. Nguyên nhân chưa chắc là như vậy, phải “bắt” được bệnh thì mới “điều trị” được. Nhẹ thì cho uống thuốc, nặng thì phải cắt đi, di căn rồi thì cũng nên chấp nhận “hy sinh”.

Với cách làm hiện nay, ngay khi mua bảo hiểm y tế, mọi người đã phải đăng ký (hoặc bị buộc đăng ký) tuyến khám chữa bệnh ban đầu. Mặc nhiên, với cách làm này, bảo hiểm y tế đã phân bổ cho các đơn vị y tế một lượng khách hàng để “khai thác”. Đủ các cách tinh vi được đưa ra để rút ruột bảo hiểm.

Đa chiều - “Bắt bệnh” bội chi bảo hiểm để tìm hướng “điều trị”

Hình minh họa.

Muốn không phải xếp hàng dài cổ, muốn được cấp thuốc đúng bệnh nên đưa thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên y tế quản lý hộ. Thị trường thiếu thuốc gì thì tự nhiên sẽ có nhiều người bị bệnh ấy. Bệnh viện vắng “khách”, bệnh nhẹ cũng nằm viện. Cứ đi khám là xét nghiệm, chiếu chụp các kiểu. Chuyển viện lại xét nghiệm, chiếu chụp lại. Chuyển nhiều lần, xét nghiệm, chiếu chụp nhiều lần.

Câu hỏi đặt ra, với tất cả những nguyên nhân được đưa ra, ai được lợi? Người bệnh ư? Chắc chắn là không rồi. Họ mất thời gian nằm viện, họ mất máu, chịu ảnh hưởng xấu do chiếu, chụp, họ mất tiền (vì bảo hiểm có chi trả toàn bộ đâu).

Nên chăng, bảo hiểm y tế hãy đứng ở địa vị “khách hàng” để tổ chức “đấu thầu” lựa chọn ra mạng lưới cơ sở y tế, những nơi có đội ngũ y, bác sĩ lành nghề; cơ sở hạ tầng và máy móc đạt tiêu chuẩn chung (có thể liên thông kết quả xét nghiệm, chiếu, chụp…) để phục vụ bệnh nhân.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và đường truyền để lập hồ sơ bệnh nhân và đặc biệt là để tổ chức giám định kết quả khám chữa bệnh của các bệnh viện, y, bác sĩ. Quy trách nhiệm cụ thể đối với bác sĩ, bệnh viện nếu có các dấu hiệu sai sót hoặc có ý định trục lợi từ bảo hiểm y tế. Nhẹ thì phê bình, cảnh cáo, buộc bồi hoàn tiền chiếm dụng, lưu hồ sơ. Nặng thì cắt không cho tiếp tục phục vụ bảo hiểm y tế. Bệnh viện nào phục vụ tốt, bệnh nhân sẽ đến nhiều, đồng nghĩa với nguồn thu nhiều, bệnh viện đó sẽ khá giả.

Cũng nên tổ chức tuyên truyền rộng rãi, minh bạch để người dân hiểu rõ hơn về bảo hiểm y tế, về những việc làm dẫn đến bội chi để họ tránh và giám sát hộ bảo hiểm y tế, về những biện pháp bảo hiểm y tế đã làm nhằm giảm thiểu mức chi. Làm hết cách, chi vẫn vượt thu, người dân sẽ vui vẻ đóng góp thêm cho việc chữa bệnh của bản thân hoặc chữa bệnh cho những người khác kém may mắn hơn mình.

Vẫn phải tìm ra “bệnh” và làm hết cách trước đã.

QFs

Tag: Báo Soha
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng chuyên mục

Ai sướng hơn ai?...

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Quán cà phê vào sáng chủ nhật khá nhộn nhịp, thường vậy, hai ngày cuối tuần luôn đông hơn các ngày khác trong tuần. Lâu lắm rồi, tôi mới ngồi cà phê với bạn. Có thể do tôi có thói quen ít giao du, nên nhiều khi cả tháng không hề ngồi cà phê.

Hiểm họa… chó

Thứ 2, 25/03/2024 | 07:00
Một tờ báo vừa đưa tin cục trưởng cục Thú y Việt Nam nói: Không nơi nào (trên thế giới) chết vì bệnh dại nhiều như ở Việt Nam.

Trà đá vỉa hè

Thứ 7, 23/03/2024 | 07:00
Định nghĩa văn hóa rất đa dạng và nhiều chiều kích. Với tôi, trà đá vỉa hè là một đặc sản văn hóa của xứ Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Chuyện bay

Thứ 6, 22/03/2024 | 07:00
Hôm nọ tôi có việc bay vào Sài Gòn để nối chuyến đi nước ngoài, vé đã mua xong, yên tâm sắp xếp công việc, và cả đặt khách sạn.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.